Sở hữu một chuồng gà đá đúng tiêu chuẩn là điều vô cùng cần thiết, giúp cho gà đá có một không gian sống thoải mái, an toàn. Nhờ đó, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển ổn định, không lo gà bị bệnh, nâng cao kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Việc thiết kế một chuồng gà đá đúng tiêu chuẩn cần phải chú ý đến các yếu tố từ môi trường bên ngoài và bên trong. Chuồng gà chọi hay gà đá có thể được làm bởi nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng phải đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn cơ bản. Dưới đây là những lưu ý các hộ nông cần cân nhắc trước khi bắt tay vào xây dựng chuồng gà chọi.
Những tiêu chí cần chú ý trước khi làm chuồng gà đá
Cũng giống như xây nhà thì việc làm chuồng gà đá cũng có những tiêu chí nhất định. Các sư kê nên tìm hiểu để biết vì quan trọng nhất vẫn là sự tiện dụng bảo vệ cho chiến kê của mình.
Chọn hướng chuồng gà đá phù hợp
Muốn làm chuồng gà đá thì hướng tốt nhất là hướng đông nam hoặc hướng nam. Hạn chế các hướng có nắng hắt vào như hướng tây; vì nắng hắt vào trực tiếp dễ làm gà bị yếu và khò khè. Hướng đông và đông bắc lại có gió mùa lạnh gà cũng sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nên che chắn đầy đủ để tránh các yếu tố từ bên ngoài không làm ảnh hưởng đến những chiến kế của bạn.
Kiểm tra mức độ thông thoáng của chuồng gà
Lúc làm chuồng gà cũng nên ưu tiên tiêu chí về mức độ thoát mát. Vì chúng sẽ giúp chuồng gà luôn đảm bảo về mặt không khí không bị bí khí hoặc ẩm ướt. Nên nhớ rằng ẩm ướt là môi trường giúp cho các loại vi khuẩn, nấm mốc hoặc muỗi phát triển tốt nhất.
Kiểm tra nhiệt độ ổn định trong và ngoài chuồng
Chuồng gà đá nên có nhiệt độ ổn định sẽ giúp phát triển gà hiệu quả. Không nên làm chuồng có hướng gió thổi thẳng vào chuồng. Hệ thống “chuồng” phải có hệ thống thông gió và thông hơi tương xứng; mát mẻ về mùa hè và kín gió, ấm áp về mùa đông.
Cần nhớ đó là khả năng lấy sáng và hệ thống ánh sáng nhân tạo được đảm bảo đầy đủ ánh sáng nhất . Làm mái chuồng cao ráo, hơi nghiêng, mái nhô ra bên ngoài; không để tình trạng mưa hắt vào chuồng xảy ra để tránh gà bị bệnh.
Thiết kế chuồng gà cần chú ý đến vấn đề dọn vệ sinh
Thiết kế chuồng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh nhanh sạch và tiện lợi nhất; và dễ dàng làm lưu thông gió hoặc dễ khô ráo sau khi tiến hành rửa chuồng một thời gian ngắn. Những chú gà kê thường đi vệ sinh nên phải có chỗ thông thoáng và dọn vệ sinh tiện lợi nhất.
Cần được kiểm tra khử trùng thường xuyên từ khi mới làm chuồng; để đảm bảo phòng được các bệnh gà đá nguy hiểm như: Thương hàn gà, bạch lỵ, bệnh gà rù, bệnh tụ huyết trùng gà,…
Cách làm chuồng gà đá đúng tiêu chuẩn
Cách làm chuồng gà rất đơn giản nếu các sư kê chịu khó tỉ mỉ có thể làm cho những chú chiến kê ngôi nhà chắc chắn và đầy đủ những yếu tố cơ bản nhất. Tùy vào mức độ chăn nuôi có thể thiết kế chuồng gà từ đơn giản đến phức tạp; hoặc từ số lượng ít hay nhiều để tạo những mẫu chuồng đẹp và ấn tượng nhất.
Diện tích của chuồng gà đá là bao nhiêu?
Chuồng gà đá tốt nhất thường có diện tích từ 1m – 2m chiều rộng; và chiều cao thường 2m – 3m có điều kiện làm chiều cao hơn càng tốt; dễ có không gian thoáng mát cho gà, giúp gà sinh trưởng trong môi trường tốt nhất.
Thiết kế chuồng gà đá thế nào?
- Không gian bên ngoài chuồng gà phải tránh được nắng bắt đầu từ thời điểm 10h30 trở đi; để tạo độ mát cho chuồng gà. Đảm bảo tình trạng mưa hắt vào chuồng gà không xảy ra. Và nên tạo một bãi cỏ chỉ bên ngoài chuồng để làm sân chơi cho gà. Điều này giúp cho việc chân gà hạn chế tiếp xúc với các nền bê tông, gạch.
- Không gian bên trong nền chuồng cần làm 1 nền cưng chắc hoặc làm bê tông nên rải 1 lớp đất từ 15cm-20cm; để tránh tổn thương đến chân gà. Nên bọc 1 lớp thép nhỏ ngăn cách giữa các chuồng để tránh gà tự đá lẫn nhau. Không gian bên trong rộng và cao sẽ tạo nên môi trường thoải mái để gà tự do đi lại; đập cánh mà không bị tù túng .
Một số lưu ý trước khi làm chuồng gà đá
- Số lượng gà sắp nuôi là bao nhiêu?
- Thiết kế chuồng gà đá phù hợp với quy mô chăn nuôi và chăm sóc gà đá.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu và dụng cụ để làm chuồng phù hợp với kinh tế của mình.
- Khoảng cách giữa hai chuồng đối diện với nhau nên từ 1m là tốt nhất.
- Mái chuồng cao ráo và hơi nghiêng để tránh đọng nước
- Chuồng cần chắc chắn vì đặc tính của gà đá là chiến đấu dũng mãnh, nên chuồng gà đá cũng cần có độ chắc chắn cần thiết để gà có không gian sinh sống đủ rộng.
Một số mô hình chuồng gà chọi phổ biến nhất hiện nay
Mô hình chuồng gà thu nhỏ
Chuồng gà mini là dạng chuồng khá được ưa chuộng ở nước ngoài và nay đã lan đến Việt Nam. Nếu bạn chỉ nuôi từ 1- 2 con gà thì nên làm loại chuồng này cho chúng. Chuồng gà dạng này rất đa dạng. Tuỳ theo sở thích mà làm. Làm tại gia thì có thể sử dụng tất cả các nguyên liệu trong nhà như gỗ, sắt thừa, thùng nước không dùng đến… Khi làm chuồng mini ban cần chú ý thiết kế đầy đủ 2 phần: Lợp ( bằng gỗ, nhựa hay sắt…) và phần hở quây bằng lưới để gà có không gian hoạt động cho cả ban ngày cũng như ban đêm.
Mô hình chuồng gà 2 tầng
Chuồng gà 2 tầng cũng là giải pháp khá hay có những người không nuôi quá nhiều gà. Hơn hết, thiết kế chuồng 2 tầng giúp vệ sinh dễ dàng, tránh cho gà những bệnh tật không đáng có. Gà ngủ đủ cao sẽ khoẻ mạnh hơn đồng thời; chúng còn có thể tập luyện mỗi ngày bằng việc leo lên, xuống chuồng.
Với thiết kế chuồng gà 2 tầng, bạn nên sử dụng sắt hoặc gỗ làm nguyên liệu chính để chuồng luôn chắc chắn. Nếu bạn nuôi gà với số lượng không quá lớn thì nên cho mỗi con có một không gian riêng để đảm bảo sự phát triển cho chúng. Nếu có điều kiện nên xây dựng chuồng bằng gạch là cách tốt nhất.
Mỗi chuồng cần có đủ không gian rộng rãi và cao ráo để gà có thể tự do đi lại, bay nhảy nếu muốn. Chuồng nuôi phải ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh sinh sôi mầm bệnh xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Xây dựng quy mô lớn
Nếu nuôi nhốt gà chọi số lượng lớn thì những loài chuồng kể trên khó có thể đáp ứng được. Trường hợp này, bạn cần áp dụng mô hình dãy chuồng. Nên xây chuồng với hai dãy song song cùng 1 lối đi ở giữa. Có thể kế hợp xây 2 tầng để tăng thêm diện tích.
Mô hình chuồng dạng này nên xây dạng chữ nhật chiều dài 1.5 – 2m, chiều rộng từ 0.8 – 1m. Mỗi tầng cách nhau tầm 50 cm. Phần trên chuồng gà có mái che chắn. Nếu muốn làm thoáng thì sử dụng lưới bao quanh. Mặt chuồng cần có đất nên nhằm tránh làm hại tới chân gà.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi tại rscheman.com.