Để có thể nuôi được gà chọi thì đòi hỏi các hộ nông phải nắm bắt được nhiều vấn đề liên quan đến gà chọi, tiêu biểu nhất chính là việc xây dựng kích thước chuồng gà sao cho phù hợp. Lý do là bởi gà chọi rất cần không gian riêng, người nuôi gà chọi bắt buộc phải xây rất nhiều chuồng để gà có thể thoải mái vận động. Chuồng gà xây dựng đúng quy chuẩn sẽ giúp đảm bảo được sức khỏe và thể lực một cách tốt nhất. Thế nhưng, phải xây dựng chuồng gà như thế nào để có đủ không gian thoải mái mà vẫn tiết kiệm? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Mức độ quan trọng của chuồng gà chọi đúng tiêu chuẩn
Mỗi dịp tết đến xuân về, làng quê Việt Nam lại có các hội đá gà hòa chung không khí ngày xuân. Người chơi gà chọi một người kỹ tính, chăm chút. Gà chọi rất kén chủ nuôi, không phải ai muốn nuôi cũng được. Gà sẽ phát triển theo từng thời kỳ, mỗi giai đoạn người nuôi cần có hiểu biết.
Khi chăm sóc theo thời kỳ chú gà sẽ phát triển toàn diện. Nếu chăm sóc sai, gà sẽ mất đi sự oai phong, uy nghiêm. Muốn chú gà mạnh khỏe, phát triển toàn diện thì đồ ăn, thực phẩm cũng cần có sự lựa chọn kỹ càng. Gà chọi là loại gà đặc biệt, đòi hỏi sự chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng. Thế nên, để xây nơi ở cho chúng, bạn cần tham khảo kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo sức khỏe cũng như hoạt động cho chúng.
Vậy kỹ thuật chăm sóc như thế nào? Chuồng gà chọi theo tiêu chuẩn nào? Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết chuồng gà chọi đúng tiêu chuẩn cho người mới chơi.
Kích thước chuồng gà chọi đúng tiêu chuẩn
Gà chọi là loại gà đặc biệt, đòi hỏi sự chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng. Thế nên, để xây nơi ở cho chúng, bạn cần tham khảo kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo sức khỏe cũng như hoạt động cho chúng.
Thông thường, kích thước phổ biến dành cho chuồng gà chọi là 2- 4 mét vuông. Trong đó, chiều cao của chuồng khoảng 1,5 mét, chiều rộng và dài khoảng 2 mét. Khi làm, chủ nhân có thể lựa chọn xây bằng bê tông kiên cố hoặc gia công bằng sắt thép. Tuy nhiên, dù làm chuồng xây bê tông hay quay thép, bạn cũng cần phải chú ý một số điều sau:
- Chọn mặt đất bằng phẳng, khô ráo, có độ ẩm vừa phải
- Khi xây chuồng, sau lớp nền bê tông, đổ thêm lớp đất khoảng 1-2 tấc để tránh làm xước, hư móng gà chọi
- Kích thước chuồng phải đủ rộng, thoáng mát, đủ không gian để chúng chạy nhảy, hoạt động
- Trang bị thêm một sào bắc ngang phía bên trong chuồng để làm nơi cho gà bay, đậu…
Ngoài chuồng xây bằng bê tông, bạn cũng có thể sử dụng thép và gỗ để quay lại thành chỗ ở cho gà. Tuy nhiên, cách thực hiện này chỉ áp dụng đối với những loại gà chọi nhỏ. Còn đối với gà chọi có kích thước lớn, cần phải làm chuồng kiên cố để bảo vệ.
Cách làm chuồng gà chọi với kích thước hợp lý
Khi làm chuồng gà chọi, ngoài kích thước theo tiêu chuẩn. Bạn cũng nên chú ý thêm cách đặt hướng chuồng, trang thiết bị vệ sinh. Để đảm bảo nơi ở của gà luôn sạch sẽ an toàn. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại. Khi xây chuồng gà, nên tránh đặt chuồng xây về hướng đông. Vì đây là hướng kỵ với gia súc, gia cầm, làm ăn, nuôi nấng sẽ không thuận lợi.
Khi xây theo mô hình trang trại gà chọi, nếu xây bằng tấm ván, tránh để kẽ hở để gà hai bên chuồng không thấy được nhau, tránh kích động, ẩu đả lẫn nhau. Ở bốn góc chuồng, có thể treo lá tràm hoặc lá sầu đâu để tránh bọ mạt, giữ sức khỏe cho gà. Đối với phần mắt cáo bên ngoài chuồng gà, nên chọn loại có mắt lưới nhỏ. Khóa và chốt cửa cũng nên đầu tư gia công thật chắc chắn. Bởi gà chọi là loài vật có giá trị, tránh bị ăn trộm, mất cắp…
Trên đây là kích thước chuồng gà chọi theo tiêu chuẩn. Chúc các bạn thiết kế được cho mình chuồng gà đúng yêu cầu, sở thích.