Từ trước đến nay, người chăn nuôi gà thường chỉ dựa vào các đặc điểm ngoại hình, như mắt sáng, lông mượt, bàn chân mẫm, cánh ôm… để phân biệt đâu là giống gà tốt hay không. Điều này đúng, nhưng thật ra vẫn chưa đủ. Việc chọn con giống cần dựa trên những tiêu chí kỹ lưỡng hơn, vì đây là khâu đầu tiên quyết định sự thành bại của việc chăn nuôi sau này. Bà con nông dân muốn tiếp tục vươn lên làm giàu tích lũy kinh nghiệm hãy tham khảo tiêu chuẩn chọn đàn giống chất lượng cao dưới đây nhé.
Tiêu chí 1: Dựa vào cân nặng tiêu chuẩn của gà
Khi được một ngày tuổi, gà giống đạt tiêu chuẩn sẽ có cân nặng trong khoảng sau:
– Gà ri lai: 30-34 gram
– Gà ta lai: 32-36 gram
– Gà trắng, màu: 34-39 gram
Tiêu chí 2: Thử mức độ phản xạ
Đặt gà con nằm ngửa trên lòng bàn tay, nếu gà có thể đứng dậy được trong khoảng 3 giây là dấu hiệu gà có sức khỏe và phản xạ rất tốt. Trong vòng 10 giây là gà đạt yêu cầu. Nếu sau 10 giây không dậy được, gà giống có sức phản xạ kém và sức khỏe yếu.
>>>Xem thêm tin tức chăn nuôi gà thịt tại đây
Tiêu chí 3: Quan sát các biểu hiện bên ngoài
Lông bông, dáng đứng thẳng, mắt to và sáng, cánh nhỏ, đều. Người chăn nuôi cũng cần lưu ý loại bỏ gà dị tật, không khỏe mạnh.
Tránh chọn những chú gà mỏ vẹo, mỏ không đều. Bởi mỏ gà chính là nơi bắt đầu gà ăn, chuyển hóa thức ăn vào bụng. Mỏ phải tốt thì mới ăn được nhiều, thì gà mới mau lớn và đẹp gà được.
Tiêu chí 4: Kiểm tra lông cánh của con gà
Ngoài việc lựa chọn con giống có lông bông xốp, nếu con giống gà có lông cánh phát triển quá dài thì có thể đó là dấu hiệu của việc gà nở sớm hoặc đã được để nhiều hơn 1 ngày tại nơi sản xuất.
Thể hiện là trứng gà mẹ đạt tiêu chí tốt cũng như suốt quá trình 21 ngày ấp nở luôn đảm bảo nhiệt độ trong máy hoặc gà mẹ ấp khéo léo, giống như quá trình mang thai của người mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cho người con ngay từ trong phôi đã có lực.
Tiêu chí 5: Kiểm tra chân của gà
Cần quan sát thật kỹ xem chân gà có mẫy hay không. Người chăn nuôi nên loại bỏ những các dấu hiệu: chân choãi, khớp chân tụ máu, lệch khớp xương,…
Chân mẫm mập mạp, chân không dị tật bất thường, đứng vững và đi lại bình thường. Đôi chân để gà chạy nhảy đi lại thường xuyên, nếu gà bị tật hoặc khèo chân, dạng chân sẽ rất khó nuôi và khó có thể phát triển tốt được.
Tiêu chí 6: Kiểm tra rốn gà
Thực tế cho thấy, rất nhiều người chăn nuôi thiệt hại do gà giống bị hở rốn. Vì rốn là bộ phận rất dễ nhiễm nấm và vi khuẩn. Gà tốt là khi rốn kín và lành lặn. Những trường hợp hở rốn, loét rốn, còn dây rốn, rốn đen,… đều cần phải loại bỏ.
Rốn phải khô, không bị ướt, không bị nhiễm trùng hoặc xưng đỏ. Rốn bị xưng đỏ hoặc bị nhiễm trùng là do quá trình ấp trứng không tốt, điều này sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của gà và rất khó nuôi về sau.
Tiêu chí 7: Theo dõi sát sao mức độ phát triển
Thông thường, nếu gà khỏe mạnh sinh trưởng tốt thì cân nặng trong ngày thứ 7-10 sẽ bằng 4 đến 4,5 lần cân nặng của gà lúc mới sinh.
Gen quý chính là yếu tố về “huyết”, về giống và yếu tố Vaccin phòng bệnh đảm bảo sức khỏe nuôi lớn cũng như bảo tồn và lưu giữ gen quý trong từng cá thể nuôi đó.