Môi trường ô nhiễm đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio lây lan nhanh chóng và xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột từ các vết thương do nhóm Gregarines tạo ra, trên thành ruột xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng nhạt dẫn đến bệnh phân trắng. Ngoài ra, bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng còn do tôm ăn phải tảo độc trong ao nuôi, chúng tiết ra men làm tê liệt biểu mô ruột khiến ruột không hấp thụ được thức ăn. Khi mắc bệnh, tôm sẽ dạt vào bờ và chết và cũng là giai đoạn cuối rất khó điều trị. Nếu chữa khỏi cũng sẽ gây thiệt hại lớn.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng, có thể kể đến như sau:
– Do thức ăn kém chất lượng, ẩm mốc
– Do tảo độc trong ao phát triển quá mức
– Do ký sinh trùng đường ruột bám trên thành ruột tôm nuôi
– Do vi khuẩn Vibrio, môi trường ô nhiễm là tác nhân chính gây phát triển mạnh trên tôm nuôi.
>>> Đọc thêm tại chuyên mục Các bệnh thủy sản
Phòng ngừa bệnh

Khi bị bệnh đường ruột ở tôm thẻ bà con cần sử dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
– Sử dụng các loại thức ăn chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng giúp bảo quản thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời.
– Thường xuyên theo dõi nhá để biết được sức ăn của tôm, tránh dư thừa thức ăn dưới đáy ao nuôi. Đây cũng là cách giúp phát hiện kịp thời tình trạng bỏ ăn,, phân trắng, đứt khúc để điều trị.
– Tiến hành diệt các loại tảo độc để tránh tình trạng tôm bị ngộ độc, phân trắng, sau đó dùng vi sinh xử lý đáy ao để làm sạch đáy và nước ao nuôi
– Sử dụng các loại vi sinh có lợi như Gut – Well, Germ – Out vào khẩu phần thức ăn sẽ giúp tăng sức đề kháng, ổn định hệ tiêu hóa, giúp tôm tiêu hóa tốt các loại thức ăn công nghiệp.
– Thường xuyên kiểm tra nồng độ Oxy hòa tan trong ao để đảm bảo >4ppm, tốt nhất là trên 5ppm sẽ kích thích tôm ăn khỏe, lớn nhanh, ít bị các bệnh khác tấn công.
– Dùng vi sinh xử lý nước thường xuyên như bac – Up. EMS – Proof. Bottom – Up,.. để làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế các loại vi khuẩn, tảo độc, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho tôm.
Kháng sinh đường ruột cho tôm
– Dùng kháng sinh để điều trị bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng: dùng một trong các công thức sau:
+ Công thức 1: Dùng thuốc kháng sinh Cotrim và Metionin điều trị 1 tuần. Ba ngày đầu dùng Cotrim + Metioninn = 3 + 2 (viên/1 kg thức ăn), cho ăn 2 lần/ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi giảm còn 2 Cotrim + 2 Metionin (viên/1 kg thức ăn). Và có thể tăng dần lượng thức ăn khi tôm khỏe trở lại.
+ Công thức 2: Dùng Bio Sultrim 48% liều 10 ml/kg thức ăn. Cho ăn 7 ngày hoặc Bio oxytetra 50% liều 1 g/kg thức ăn, trong 5 – 7 ngày.
+ Công thức 3: Dùng kháng sinh Prawnox, Daitrim, Gregacin (theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất).
+ Có thể dùng tinh dầu tỏi, các chế phẩm chiết xuất từ tỏi. Và thảo dược để phòng, trị bệnh đường ruột cho tôm.
– Sau khi dùng kháng sinh trộn men tiêu hóa BIO ZYME for Shrimp. Hoặc BIOTIC for Shrimp ít nhất 7 ngày nhằm giúp phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột tôm nuôi.
– Sau khi tôm khỏe trở lại, sát trùng ao lần nữa và 3 ngày sau đánh vi sinh liều cao cho ao tôm; và tăng cường sục khí mức tối đa.
– Tăng cường men vi sinh đường ruột khi tôm đã hồi phục (vì khi tôm đang ăn thuốc thì không dùng men đường ruột). Và tăng cường sức khỏe tôm bằng C, vitamin tổng hợp.