Cá lóc bông Ophiocephalus argus (Cantor) phân bố và nuôi rộng rãi ở các vùng nhiệt đới của châu Á và châu Phi (Hu và Chen, 1964). Đặc biệt ở các nước Châu Á, cá lóc đã trở thành một loại cá thương phẩm quan trọng với sản lượng trên 500.000 tấn kể từ năm 2009 (Zhang và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, nhiễm Aeromonas đã trở thành một vấn đề kinh tế lớn trong các hệ thống nuôi cá lóc. Vì vậy, dịch bệnh do Aeromonas gây ra cần được quan tâm nhiều hơn vì sự phát triển bền vững của ngành nuôi cá Việt Nam và thế giới.
Nguyên nhân
Trong nghiên cứu này, một dòng A. veronii S-L độc hại đã được phân lập từ cá lóc bông nuôi bị hội chứng lở loét. Cây phát sinh loài được xây dựng sử dụng phương pháp tiếp cận so sánh các loài cùng họ cho thấy rằng mẫu phân lập S-L là chủng A. veronii (số GenBank JQ301790), cũng đã từng được phân lập từ bệnh trên cá nước ngọt. Ngoài ra, năm gen mã hóa aerolysin, haemolysin, protease serine và hai độc tố enterotoxin đã được tìm thấy trong các mẫu phân lập S-L đã xác nhận thêm tiềm năng độc lực của nó. Theo đó, đây là báo cáo đầu tiên của cá lóc nuôi được nhiễm vi khuẩn A. veronii.
Vi khuẩn Aeromonas veronii đã được mô tả là một mầm bệnh quan trọng trên các loài cá nước ngọt (Singh và cộng sự, 2012). Chúng đã được báo cáo là tác nhân gây ra các đợt bùng phát dịch các chứng nhiễm trùng máu xuất huyết. Và hội chứng loét hệ tiêu hóa trên cá (Austin và Austin, 1999; Rahman et al., 2002; Cai và cộng sự, 2012).
Những bệnh do A. veronii gây ra thường liên quan tới việc sản sinh các chất độc như protease (Song và cộng sự, 2004). Cũng như các thành phần bề mặt tế bào như lipopolysaccharide (Turska-Szewczuk và cộng sự, 2012, Hadi và cộng sự., 2012). Mầm bệnh A. veronii đã được phân lập từ Ictalurus punctatus, Colisa lalia, Misgurnusanguilli caudatus, Acipenser baerii,… Tuy nhiên, không có dữ liệu nghiên cứu về việc nhiễm A. veronii ở cá lóc bông trong ao nuôi.
Đặc điểm của bệnh
• Vi khuẩn gây bệnh là Aeromonas hydrophila. Cá con dễ nhiễm bệnh hơn cá trưởng thành. Bệnh có thể gây chết 80% số cá trong ao và bể ương.
• Cá bị bệnh, da có màu sẫm lại, lan ra vùng bụng. Và các phần khác trên cơ thể, xuất hiện từng mảng đỏ trên thân, đuôi và vây bị hoại tử. Có các khối u trên bề mặt cơ thể, vẩy dễ rơi rụng; mắt phù và mờ đục, xoang bụng chứa dịch, nội tạng bị hoại tử.
• Chú ý, không nuôi cá với mật độ quá cao. Tránh không để cho cá bị sây sát khi kéo lưới kiểm tra. Giữ môi trường nuôi không bị nhiễm do dư thừa thức ăn và từ các nguồn nước thải khác…
Điều trị như thế nào?
Dùng VINADIN 600 hoặc VINA AQUA với liều 1 lít/ 5.000 m3 nước diệt khuẩn định kỳ 15 ngày/ lần.
Dùng một trong các loại kháng sinh trộn vào thức ăn với liều lượng sau:
+ CATOM: 100 g/ 500 kg thể trọng cá, liên tục trong 7 ngày.
+ VINA ROMET: 100 g / 500 kg thể trọng cá, cho ăn 7 – 10 ngày.
Trong thời gian dùng thuốc trị bệnh tăng cường Vitamin C Antistress vàVina Premix cá trộn vào thức ăn. Liều lượng 3g /kg thức ăn. Cải thiện chất lượng nước bằng ENZYM BIOSUB định kỳ 10 ngày 1 lần với liều 1 kg / 5.000 m3 nước.