Chăn nuôi chim bồ câu là hướng phát triển từ lâu nhưng vẫn rất tốt trong nhiều năm tới. Hiện nay, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều phát triển hình thức chăn nuôi này. Phổ biến nhất có thể kể đến một số tỉnh có quy mô chăn nuôi chim bồ câu phát triển mạnh như Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Chăn nuôi ngày nay không chỉ là chăn nuôi đơn lẻ mà người chăn nuôi ở các tỉnh đã liên kết với nhau thành các nhóm. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ của người nuôi về bệnh nấm diều ở bồ câu và cách chữa trị hiệu quả.
Tác nhân gây bệnh nấm diều ở bồ câu
Bệnh do nấm Candidia albicans gây ra. Mẫn cảm nhất là bồ câu 1 – 2 tháng tuổi. Bệnh có thể lây qua dụng cụ, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Cũng có thể do dùng kháng sinh phổ rộng dài ngày.
Triệu chứng bệnh
Đầu tiên xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt ở trong mỏ, có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Sau đó tạo những mụn loét ăn sâu xuống ngã tư hầu họng và diều. Chim bệnh ăn ít, tăng trọng kém, gầy, tiêu chảy. Thỉnh thoảng nôn ra chất nhầy lẫn thức ăn, mùi hôi. Diều chim bệnh sa, loét miệng. Chim non bị nặng hơn chim trưởng thành, chậm mọc lông.
Hộ lý
Tiêu hủy hết vật rẻ mau hỏng và phân trong chuồng bồ câu, vệ sinh sạch sẽ. Phun sát trùng chuồng và khu vực chăn nuôi bằng dung dịch chứa Iod, CuSO4 1% hoặc formol 2,5%. Loại tất cả thức ăn nghi nhiễm nấm như Ngô, khô dầu đỗ tương. Cho ăn cám gà đẻ với khối lượng = 1/10 trọng lượng bồ câu.
Cách điều trị hiệu quả
– Cho cả đàn uống Nấm phổi GVN, 10g/2,5 – 3 lít nước uống hoặc 10g/30kgP/ngày, liên tục 7 ngày để diệt nấm.
– Cho uống chung với một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox G, Pharmequin, Enroflox 5%, Orain-pharm… liên tục 5 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm.
– Cho ăn/uống Phartigum B, 2g/10kgP/ngày hoặc 2g/lít nước uống để giảm đau, tăng lực.
Tốt nhất hòa tan lượng thuốc cần thiết, phun ướt đều vào cám rồi cho ăn, như vậy bồ câu mẹ vừa mớm được thức ăn lẫn thuốc cho bồ câu con.
Phòng bệnh nấm diều ở bồ câu cơ bản
- Diệt nấm trong cơ thể chim, gà bị bệnh và tăng sức đề kháng cho vật nuôi..
- Cho uống Cuso4 (1g/4 lit nước?), cho uống trong 2h liên tục trong 3.4 ngày..
- Đồng thời bổ sung giải độc gan thận pha vào nước hoặc trộn vào cám.
- Bổ sung thêm các thuốc bổ như ade, vitamin B và điện giải..
Làm gì khi chim, gà, vật bị mắc bệnh nấm diều?
- Luôn đảm bảo mỗi chuồng chăn nuôi sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng xử lý chất độn chuồng, phân bằng thuốc diệt nấm CUSO4 với liều 1g/3 lit để phun, sát trùng định kỳ..
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý..
- Nước uống, thức ăn cần sạch sẽ tránh mọi nguồn lây nấm qua 2 con đường này.. loại bỏ các yếu tố gây stress cho chim,. Mật độ quá đông, chuồng ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không gian nuôi nhốt trật chội.
- Nếu nhiễm nấm do bệnh khác thì cần xử lý bệnh đó, do dùng kháng sinh lâu ngày thì dừng kháng sinh..
- Cần kiên trì và kiên quyết loại thải những con bệnh nặng…