Chim trĩ là đại diện cho sự quyền quý và giàu sang nên hầu như ai cũng muốn sở hữu cho riêng mình 1 con chim với bộ lông màu sắc tuyệt vời này. Ngày nay, chim trĩ được đánh giá là một trong những loài mang lại giá trị kinh tế cao nên ngày càng được nhiều người săn tìm. Đây là loại chim trông giống như là gà chọi nhưng nhỏ và thấp hơn, đặc biệt con trống trông rất đẹp với bộ lông đuôi khá dài và màu sắc sặc sỡ. Nếu như bạn muốn bắt đầu “làm giàu” từ giống chim này thì hãy xem qua bài viết dưới đây để thấy cách nuôi chim trĩ xanh thật sự không hề khó!
Chim trĩ xanh là loài động vật dễ nuôi
Chim trĩ thoạt đầu nhìn giống gà chọi nhưng lại thấp nhỏ hơn một chút. Đặc điểm chúng dễ thu hút người nhìn nhất chính là bộ lông nhiều màu sắc của chúng. Lông đuôi dài cong cong nhiều màu sắc bắt mắt chính là điểm nhấn khiến nhiều người chơi chim ưa thích chúng đến vậy.
Ở Việt Nam, trĩ đỏ và trĩ xanh là 2 loại được nuôi nhiều nhất. Trĩ đỏ hay còn được gọi là trĩ đỏ khoang cổ trắng hay trĩ đỏ khoang Bắc Bộ. Chúng là loài quý hiếm thuộc phân loại trĩ đỏ. Bài viết sau sẽ nói về chim trĩ xanh và cách nuôi chúng sao cho hiệu quả.
![Chim trĩ xanh là loài động vật dễ nuôi](https://rscheman.com/wp-content/uploads/2021/10/tri3-e1634553851195.jpg)
Chim trĩ xanh là loài động vật dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao và nhu cầu thị trường lớn. Thiết kế chuồng nuôi phải phù hợp. Vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách xa các trại nuôi gia súc, gia cầm. Chuồng nuôi được làm bằng vật liệu tre, nứa, hoặc dựng cột bê tông, quây lưới, lợp ngói, hoặc mái tôn. Chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Kỹ thuật nuôi chim trĩ xanh
Chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi
Nền chuồng phải bằng phẳng, tiện cho công tác dọn vệ sinh, rải chất độn chuồng bằng phôi bào hoặc trấu có thể trộn với cát được phơi khô đã được phun khử trùng, độ dày 4 – 8 cm. Nên chia chuồng thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.
Chuồng cho chim sinh sản có thể tham khảo theo kích thước lần lượt (dài x rộng x cao) là: 6 x 3,5 x 2,5 m. Với diện tích ô chuồng này có thể nuôi được 20 – 25 cá thể chim bố mẹ sinh sản hoặc 30 – 40 cá thể chim hậu bị. Xung quanh chuồng nuôi cần có lưới quây để giữ chim không bay ra ngoài.
![Kỹ thuật nuôi chim trĩ xanh](https://rscheman.com/wp-content/uploads/2021/10/16.jpg)
Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét nước vôi đặc nồng độ 40%. Sau đó để khô phun tiêu độc bằng NaOH 2% với liều 1 lít/m2 hoặc bằng các loại thuốc khử trùng khác như Formol 3% phun 2 – 3 lần. Ðể trống chuồng khoảng 15 – 20 ngày trước khi thả chim vào.
Chọn giống và chọn thức ăn phù hợp
Thông thường, người mua nên chọn mua chim trong giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi hoặc chim hậu bị là phù hợp. Chọn chim trống có ngoại hình to, cao, đuôi dài, lông mượt, dáng khỏe mạnh, lanh lợi. Nếu ở thời kỳ trưởng thành thì chim trống luôn trong tư thế nghiêng mình xung trận. Chim mái nên chọn những con ngoại hình ưa nhìn, không dị hình, dị tật. Cần lựa chọn những cơ sở có uy tín, chất lượng để tránh chọn phải chim đồng huyết.
Thức ăn cho chim trĩ xanh cũng khá đơn giản, dễ tìm. Trong giai đoạn 2 tháng đầu, thức ăn chủ yếu cho chim là cám công nghiệp dành cho gà con. Chim trĩ ở tháng thứ 3 có thể ăn các loại như ngô, thóc, cám gà, bèo, rau xanh. Khi chim chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh sản thì không cho ăn bèo; lúc này, thức ăn cho chúng chủ yếu là ngô, thóc và cám công nghiệp. Hàng ngày, cho chim ăn 3 – 4 lần.
Các giai đoạn sinh sản của chim trĩ xanh
Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh chuồng trại định kỳ 2 – 3 lần/tuần. Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các vật sắc, nhọn, sợi nilon trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải có thể dẫn đến chết. Nước uống cho chim phải đảm bảo sạch, thức ăn không mốc, bẩn. Hàng ngày, cần quan sát hoạt động của chim để có những điều chỉnh phù hợp.
![Chọn giống và chọn thức ăn phù hợp](https://rscheman.com/wp-content/uploads/2021/10/Chim-tri-xanh-thuan-chung-e1609052466863.jpg)
Giai đoạn sinh sản
Chim trĩ xanh nuôi được 8 – 9 tháng tuổi có thể sinh sản. Giai đoạn này, chim mái nặng khoảng 1,5 kg/con, chim trống đạt 1,7 – 1,8 kg/con. Tỷ lệ ghép 1 trống 4 mái được xem là phù hợp nhất. Chim trĩ mái ở hình thức nuôi chuồng chỉ biết đẻ trứng chứ không biết ấp, vì vậy, người nuôi thường áp dụng hai phương sau để ấp trứng:
Ấp vú: Ðây là hình thức nhờ vật nuôi khác ấp trứng hộ. Cách ấp này đã được nhiều người áp dụng từ lâu, tuy khá tốn kém do chi phí lồng, thức ăn, chăm sóc. Vật nuôi thường được sử dụng để ấp trứng chim trĩ là bồ câu, gà tre, gà ta hay gà Tàu.
Giai đoạn ấp trứng
Các bồ câu này mỗi lần ấp có thể được tối đa được 3 trứng chim trĩ. Còn gà mái tre, mái ta, mái Tàu mỗi lứa có thể ấp được 10 – 20 trứng trĩ. Khi trĩ con nở, cần di chuyển sang chuồng úm tránh hao hụt do chim, gà đạp chết. Ấp máy: Nếu số lượng trứng trĩ cần ấp khá nhiều, sử dụng máy ấp trứng gia cầm được xem là giải pháp thích hợp.
Máy ấp trứng có nhiều loại lớn nhỏ, sản xuất trong và ngoài nước đều có đủ. Tùy theo nhu cầu mà mua loại máy phù hợp với với điều kiện của người nuôi. Lưu ý, trong thời gian (khoảng 23 ngày) ấp trứng chim trĩ bằng máy; cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Trĩ con ấp máy khi nở ra yếu sức, chúng cần lưu lại trong máy ấp thêm một hai ngày; sau đó mới dời qua chuồng úm để nuôi tiếp.
Tham khảo thêm nhiều kỹ thuật chăn nuôi gia cầm khác tại rscheman.com.