Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là bệnh cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này thường liên quan nhiều đến việc kiểm soát và quản lý môi trường ao nuôi tôm.
Bệnh gan tụy có thể xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn khi môi trường ao nuôi tôm bị ô nhiễm, không đảm bảo các yêu cầu cơ bản của vật nuôi như đất đáy ao nhiễm phèn, ôxy hòa tan thấp, ao nuôi sử dụng hóa chất, màu nước không ổn định, dịch bệnh phát triển. Khi môi trường ao nuôi xấu đi, vi khuẩn phát triển và tôm sẽ chết rất nhanh chỉ sau 6 – 10 ngày thả vào ao.
Đặc điểm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Đối tượng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: Thường là tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng. Tôm ở mọi độ tuổi có thể mắc bệnh, tuy nhiên đối tượng chủ yếu sẽ là tôm ở giai đoạn từ 10 – 45 ngày sau khi thả giống.
Thời điểm xuất hiện dịch bệnh: Hầu hết các tháng trong năm đều có thể xuất hiện dịch bệnh nhưng thời điểm bùng phát thường rơi vào tháng 3 – 8 hàng năm.
Vùng xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện ở nhiều vùng nuôi tôm tập trung trên phạm vi cả nước.
Phương thức lây truyền: Bệnh có thể lây từ các con tôm nhiễm bệnh sang con tôm khỏe mạnh trong cùng một ao nuôi. Dựa vào yếu tố môi trường ao nuôi ô nhiễm, không đảm bảo thì các con tôm trong ao đều có thể mắc bệnh.
Tác hại: Khả năng lây lan và truyền nhiễm bệnh cao, tỷ lệ chết cao. Và sớm lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh gan tụy ở tôm là gì?
Bệnh gan tụy ở tôm nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Vibrio gây ra. Kết quả kiểm tra PCR ở tôm xuất hiện kết quả âm tính với EMS/AHPND. Ngoài ra, bệnh gan tụy trên tôm còn do bất lợi về môi trường như ao nuôi không tốt,;đáy ao bị ô nhiễm, hàm lượng khí độc trong ao nuôi.
Khi tôm bị bệnh sẽ chế đến 95% ao nuôi trong thời gian từ 15 – 30 ngàu kể từ khi phát hiện được mầm bệnh. Mà không có biện pháp xử lý môi trường nuôi tôm. Điều này khiến cho ao nuôi trở nên ô nhiễm nặng hơn và hàm lượng vi khuẩn. Cũng vì thế mà vượt ngưỡng quy định gấp nhiều lần.
Dấu hiệu của bệnh
Tôm mắc bệnh hoại tử gan tụy NHPB sẽ có những biểu hiện như lờ đờ, ăn ít hoặc thậm chí là bỏ ăn. Mức tăng trưởng ở tôm chậm. Và xuất hiện nhiều đốm đen li ti hay mảng màu đen lớn trên thân tôm. Bên cạnh đó tôm sẽ có đuôi mỏng cộng thêm một số các tổn thương khác. Như đuôi bị mòn, vảy và râu bị bong tróc, cụt…
Khi tình trạng bệnh nặng hơn sẽ dẫn đến hiện tượng ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt; thân tôm có nhiều đốm đen và xuất hiện mùi hôi ở thân tôm cũng như ao nuôi.
>>> Nhấp vào đây để đọc thêm các bài về bệnh thủy sản khác
Điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cho tôm nuôi
Để điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cho tôm nuôi khi chúng mắc bệnh là vô cùng khó khăn. Bởi tôm không có hệ miễn dịch. Và khó có thể cung cấp thuốc điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, người nuôi tôm vẫn có thể phòng ngừa căn bệnh này ở tôm nuôi bằng một số cách như:
Điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cho tôm nuôi
Tăng cường hệ miễn dịch cho gan tụy của tôm nuôi bằng cách cung cấp và bổ sung nhiều thức ăn; thực phẩm dinh dưỡng cho tôm.
Quản lý và kiểm soát nguồn nước, đất đáy trong ao nuôi tôm. Đảm bảo môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm quá nặng.