Người nuôi tôm cần có trách nhiệm, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Việc xét nghiệm và chẩn đoán mầm bệnh trên tôm rất khó vì tôm là động vật thủy sản, chúng ta khó quan sát và số lượng rất lớn nên dịch bệnh xảy ra và lây lan sang các cá thể khác rất nhanh. Vì vậy, để nuôi tôm hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật nuôi, bà con còn phải theo dõi hoạt động của tôm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh phù hợp. Để phòng bệnh cho tôm hiệu quả, bà con cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây.
Thường xuyên kiểm tra ao nuôi
Người nuôi tôm ở nước ta đã áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng đối với nghề nuôi tôm xuất khẩu. Ðó là hệ thống VietGAP, GlobalGAP… Đây là những mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ít sử dụng thuốc kháng sinh, chất hóa học, tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe con người và cho hiệu quả kép về kinh tế và môi trường. Đây cũng là cách phòng bệnh cho tôm hữu hiệu.
Ðể áp dụng theo VietGAP, các trại nuôi cần bắt đầu từ việc quản lý bên trong trại, như: Cơ sở hạ tầng phù hợp tiêu chuẩn và được sử dụng đúng cách. Các nguồn nước nuôi tôm không bị ô nhiễm và được xử lý trước khi nuôi. Đường nước thải phải riêng biệt, được xử lý để không làm ô nhiễm môi trường. Khi cải tạo ao, không được dùng các hóa chất bị cấm. Thả tôm giống khỏe từ cơ sở giống được chứng nhận; thả giống đúng thời điểm; sử dụng các chế phẩm sinh học; ghi chép, quản lý thức ăn, hóa chất,…
Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến và phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến, an toàn là phương pháp phòng ngừa bệnh, hạn chế rủi ro một cách hiệu quả trong suốt quá trình nuôi tôm. Việc mạnh dạn ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và ý thức về bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng là xu thế tất yếu hiện nay khi sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thực tế cho thấy, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thủy sản, các đối tượng nuôi cho năng suất cao hơn 30 – 35% so với nuôi truyền thống, con giống ươm đạt tỷ lệ sống cao hơn 10 – 20% so với ương truyền thống. Trong các năm qua và định hướng cho nuôi tôm trong 2016, người nuôi nên áp dụng các mô hình tiên tiến, đạt hiệu quả như: nuôi theo công nghệ Biofloc, tôm – lúa, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học.
Dinh dưỡng hợp lý để tôm được phát triển tốt
Chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh rất cần thiết trong nuôi tôm. Đặc biệt là với các hình thức nuôi thâm canh hay bán thâm canh. Tuy nhiên, nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng trong tôm do thói quen nuôi truyền thống có thể xảy ra. Khi đó khả năng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác nhau, nhất là các vitamin và khoáng chất.
Quản lý thức ăn không tốt, ngoài việc làm chi phí vụ nuôi tăng cao, nhiều vấn đề khác liên quan đến biến đổi môi trường, ảnh hưởng sức khỏe tôm nuôi và dịch bệnh sẽ nảy sinh. Như vậy, bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp không những giúp loại bỏ bệnh mà còn cho phép hệ thống miễn dịch của tôm hoạt động ở mức tối ưu giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và cho năng suất cao.
>> Nhấp vào đây để cập nhật thêm thông tin.
Không sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa bệnh cho tôm
Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh một cách bừa bãi và không theo hướng dẫn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc” và làm môi trường nuôi tồn dư kháng sinh, làm cho bệnh trên tôm trở nên phức tạp, khó chữa hơn. Vì vậy, người nuôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh, đó là: Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị khi chắc chắn có nhiễm khuẩn; Chỉ sử dụng những loại kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng; Tuyệt đối không dùng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Sử dụng thảo dược để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản. Đang ngày càng được khuyến khích áp dụng rộng rãi do an toàn; tiết kiệm chi phí nuôi. Một số loại thảo dược thường được sử dụng để phòng bệnh cho tôm: nước ép của tỏi tươi; đọt ổi non; cây chó đẻ; quả chanh…
Một số lưu ý
Người nuôi cần tìm hiểu xem tôm bị bệnh gì? Bệnh ấy có thể trị được không? Và nếu trị sẽ có hiệu quả không? Sau đó, người nuôi phải tìm đúng loại thuốc hay hóa chất cần dùng; dùng đúng liều; đúng phương pháp và phải tìm hiểu xem sức chịu đựng của tôm đối với thuốc; hóa chất đó theo đúng kỹ thuật nuôi tôm. Ngoài ra, người nuôi tôm còn phải xem xét đến vấn đề dùng thuốc; hay hóa chất để trị bệnh cho tôm có mang lại hiệu quả kinh tế không?
Bên cạnh đó, để trị bệnh cho tôm có hiệu quả. Thì người nuôi cần phải dựa trên kết quả chuẩn đoán bệnh chính xác. Để chọn thuốc hay hóa chất cho đúng. Bởi vì, có rất nhiều trường hợp người nuôi tôm thực hiện các biện pháp trị bệnh tôm không hiệu quả. Là do xác định nguyên nhân gây bệnh sai; sử dụng thuốc; hóa chất không đúng.
Mặt khác, người nuôi tôm cũng cần phải xem xét một số yếu tố môi trường. Có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và đến như tôm: nhiệt độ, pH, độ đục của nước… có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của từng loại thuốc hay hóa chất. Cần xem lượng oxy hòa tan thấp hay pH cao sẽ ảnh hưởng đến tôm khi dùng thuốc. Vì vậy, khi dùng thuốc hay hóa chất thì người nuôi tôm phải căn cứ vào hướng dẫn để dùng cho đúng.