Có một kiểu chuồng gà chọi được nhiều người lựa chọn trong quá trình xây dựng chuồng đó là chuồng gà bằng lưới B40. Loại lưới này vô cùng phổ biến và bạn có thể mua ở bất kỳ đâu. Hiện nay có rất nhiều cách làm chuồng gà bằng lưới B40 như chuồng lưới quây hay chuồng dạng hộp, làm kết hợp nguyên liệu. Ứng với mỗi loại chuồng sẽ phù hợp với số lượng gà nuôi khác nhau. Hãy cùng rscheman tham khảo bài viết dưới đây để biết cách sử dụng nguyên liệu lưới B40 làm chuồng cho gà chọi nhé!
Hướng dẫn cách làm chuồng gà lưới B40 dạng quây
Làm chuồng gà bằng lưới B40 là cách nhiều người tìm kiếm nhất. Vì đây là cách dễ làm và tiết kiệm chi phí nhất. Những nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị
- Lưới B40
- Cột để chống: có thể bằng sắt, tre, bê tông,…
- Dây thép (Loại nhỏ)
- Kìm
- Thanh sắt hoặc tô vít ( Loại nhỏ)
Bước 1 : Định hình hình dáng chuồng. Quây khu vực làm chuồng lại, sau đó phân chia khu vực dựa theo mục đích sử dụng.
Bước 2 : Chôn cọc chịu lực và cố định lưới B40. Hãy tiến hành chôn các cọc sắt, cọc tre hoặc cọc bê tông đã chuẩn bị từ trước thành các hình định sẵn. Nên chôn sâu để có thể chịu lực cho cả tấm lưới B40. Khoảng cách giữa các cột là từ 1-2m . Độ cao vào khoảng từ 1,5 – 1,8 m tính từ mặt đất.
Bước 3 : Buộc chặt lưới B40 vào cột. Tiến hành quây lưới quanh các vị trí dựng cột sẵn. Sau đó chúng ta tiến hành dùng dây thép vít chặt cố định lưới vào cột Chỉ với khoảng 1-2h chúng ta đã tạo nên chuồng gà bằng lưới B40 với diện tích rộng hiệu quả nhất. Nên chú ý nếu bạn nuôi gà chọi thì cần thêm lồng úp để tránh chúng đánh nhau.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà lưới B40 dạng hộp
Ngoài chuồng dạng quây diện tích rộng thì cũng có thể tiến thành làm các chuồng gà dạng hộp. Tức là chúng sẽ sử dụng các khung sắt và quây quanh các khung sắt này. Thích hợp với các chuồng diện tích nhỏ. Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lưới B40
- Que sắt hoặc inox dạng hộp
- Máy cắt sắt nếu có
- Dây sắt thép nhỏ.
- Kìm, tô vít
- Máy hàn xì nếu có
Bước 1 : Định hình dáng chuồng gà. Tiến hành định hình phần khung cho chuồng gà bằng lưới B40. Cắt các que sắt theo diện tích đã định sẵn. Tính toán số lượng thanh sắt, inox để làm khung. Số lượng khung sắt, inox bao gồm chiều cao, chiều dài, chiều rộng. Tiếp đó chúng ta tiến hành buộc kết nối các thanh này lại với nhau. Nên sử dụng kìm hoặc thanh sắt để siết chặt hơn dây buộc.
Bước 2 : Tiến hành bọc lưới B40. Tiến hành cắt lưới B40 theo diện tích chuồng gà. Sau đó tiến hành quây chung quanh chuồng gà thật căng. Nếu có máy hàn xì có thể sử dụng. Còn nếu không thì chúng ta có thể dùng dây thép buộc chặt như bước bên trên.
Bước 3 : Phủ mái cho chuồng gà. Nếu có thể thì mua một mái tôn hoặc mái bô lô xi măng để lợp mái che. Chi phí là khoảng vài chục nghìn cho tới 1-200k cho một tấm. Nhìn chung cũng không quá đắt.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà lưới B40 kết hợp nguyên liệu
Sử dụng lưới B40 kết hợp với sắt, gạch để tạo nên chuồng gà đẹp mắt. Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Gạch, cát, xi măng
- Lưới B40
- Khung sắt
- Máy hàn xì, máy cắt.
- Tấm bô lô xi măng hoặc mái nhôm
Bước 1 : Tiến hành xây khung chuồng gà. Tuỳ thuộc theo số lượng nuôi cũng như diện tích sử dụng mà tiến hành xây và phân chia chuồng gà hợp lý. Chúng ta sử dụng lưới B40 làm phần cửa và phần ngăn cách giữa các chuồng gà. Do vậy gạch đá xi măng sẽ xây phần phía sau chuồng cũng như phần nền, móng của chuồng gà.
Bước 2 : Lắp ghép phần khung sắt. Sử dụng máy hàn xì tiến hành lắp ghép phần khung sắt, thép vào tường gạch.
Bước 3 : Cắt và gắn lưới B40. Chúng ta đo đạc và cắt các diện tích lưới B40 theo kích thước. Sau đó sử dụng máy hàn xì để gắn lưới vào các khung sắt.
Bước 4 : Phủ mái cho chuồng. Sau khi đã hoàn thành phần khung rồi thì tiến hành phủ mái. Cách phủ thì rất đơn giản rồi nhỉ?
Ưu điểm của chuồng gà làm bằng lưới B40
Chắc chắn cực cao: Độ chắc chắn cao và có khả năng chịu lực cực tốt. Vì thế mà có thể trèo lên thoải mái không sợ hỏng. Nếu được dùng máy hàn xì nữa thì chúng kiên cố tốt chịu được các loại động đất, rung lắc, mưa gió, bão bùng.
Độ bền tốt: Chính độ chắc chắn cao khiến chúng có độ bền thoải mái. Nếu được quét sơn chống rỉ sét thì độ bền 3-4 năm là chuyện bình thường. Thích hợp với những ai thích làm chuồng nuôi lâu dài. Đặc biệt là nuôi gà chọi.
An ninh bảo mật tốt: Mặc dù có thể dùng kìm cắt sắt để trộm tuy nhiên với các loại trộm thông thường thì có thể chấp hết. Kết hợp thêm cái ổ khóa nữa thì khó có thể xuyên thủng phòng tuyến này.
Độ thông thoáng cao: Với các mắt lưới B40 thì độ thông thoáng cực cao. Vì thế mà không sợ bí bách vào mùa hè. Đảm bảo sự mát mẻ khi sử dụng. Tuy nhiên vào mùa mưa, mùa lạnh thì nên tính tới phương án che chắn sao cho hợp lý.
Tháo dỡ tái sử dụng dễ: Các mối hàn có thể bị tách rời nếu dùng búa đinh gõ. Vì thế mà nếu muốn tháo dỡ cũng nhanh và chúng ta có thể tái sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Nhược điểm của chuồng gà lưới B40
Chính sự thông thoáng quá khiến cho việc kiểm soát nhiệt độ kém. Nếu nuôi gà công nghiệp hoặc thả vườn quy mô lớn cần có phương án che chắn hợp lý. Với mắt lưới to cũng có thể là nguyên nhân khiến gà chọi đánh nhau. Nếu không để ý kỹ có thể khiến gà xông lồng mất đi một chiến kê hay.
Trên đây là cách làm các loại chuồng bằng lưới B40 phổ biến. Mọi người có thể tham khảo và lựa chọn loại chuồng phù hợp nhất nhé