Nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn do khí hậu nóng ẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho vật nuôi như: Bạch truật, thương hàn, viêm ruột hoại tử. Nếu nắm vững kiến thức về chăn nuôi thì hầu hết các bệnh này đều có thể phòng tránh hiệu quả. Bệnh viêm dạ dày, đường ruột là một trong những bệnh phổ biến của lợn, nếu bà con không biết cách phòng và điều trị bệnh đúng cách thường sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu của bệnh
Được biết đến với tên gọi TGE, viêm dạ dày, ruột ở heo thường xuất hiện do Coronavirus gây ra. Bệnh có thể xuất hiện trên heo ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phát triển mạnh nhất ở heo con và gây tử vong trong thời gian ngắn do heo có sức đề kháng yếu. Thông thường, virus gây bệnh viêm dạ dày, ruột thường xâm nhập cơ thể thông qua đường miệng hoặc đường mũi. Sau đó, chúng sẽ nhanh chong phát triển trong ruột heo, dẫn đến rối loại tiêu hóa, heo bị tiêu chảy và chết sau 1-3 ngày.
Cách để bạn nhận biết
Các biểu hiện của bệnh viêm dạ dày, ruột tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến như lợn bị tiêu chảy với mùi hôi thối, nôn mửa nhiều, thiếu nước, yếu ớt và sau đó là chết. Với lợn con, hầu như tỉ lệ chết là 100%. Với lợn trưởng thành, tỉ lệ chết thấp hơn nhưng còn phụ thuộc vào điều kiện sống. Bên cạnh đó, tùy theo độ tuổi của heo cũng thường xuất hiện các triệu trứng khác nhau.
Ví dụ với heo nái, chúng sẽ có thêm các biểu hiện như bỏ ăn, tỉ lệ sữa giảm. Với heo con, chúng thường bỏ bú, sút cân. Với heo thịt, biểu hiện thường không rõ rệt. Tuy nhiên, ngoài tiêu chảy, một số biểu hiện khác có thể kể đến như heo ăn ít, chậm tăng cân…
Phòng ngừa bệnh về đường ruột cho vật nuôi
Hiện nay, chưa có phương thuốc đặc trị giúp điều trị viêm dạ dày, ruột ở heo hiệu quả. Do đó, với heo mắc bệnh, bà con hãy chú ý đến việc làm vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường sống thoáng mát, khô ráo nhất để tăng sức đề kháng cho heo. Ngoài ra, heo mắc bệnh cũng cần được cách ly với heo khỏe mạnh để tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Bên cạnh đó, bà con nên chú ý đến việc sử dụng men tiêu hóa hoặc men ủ vi sinh trong chế độ ăn, giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh cũng như nhằm tăng sức đề kháng cho heo trong giai đoạn này.
Với heo khỏe mạnh, ngoài việc thực hiện các biện pháp trên. Bà con hãy tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái trong thời điểm có thai 6 tuần; 2 tuần trước khi nái sinh. Ngoài ra, heo con ngay khi ra đời cần được bú sữa mẹ để có kháng thể tốt nhất. Trong quá trình chăn nuôi, việc đảm bảo chuồng trại thoáng mát; sạch sẽ cũng là cách giúp ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Vì vậy, bà con có thể cân nhắc tìm đến đệm lót sinh thái Balasa. Ngoài việc giảm triệt để mùi phân, tiết kiệm công sức lao động. Giải pháp này còn tạo môi trường sống sạch sẽ, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus gây các bệnh, đặc biệt là viêm dạ dày, ruột ở heo.
Bệnh bạch lỵ
Bệnh bạch lỵ thực chất là bệnh thương hàn. Tuy nhiên bệnh bạch lỵ lại chỉ xảy ra ở gà con. Đây cũng là căn bệnh nằm trong danh sách các bệnh đường ruột ở gà nguy hiểm. Bệnh Bạch lỵ, trước đây được gọi là Tiêu chảy trắng do trực khuẩn. Do vi khuẩn Salmonella Pullorum ở gia cầm gây ra. Bệnh lý thường xảy ra trên gà con từ 1 – 3 tuần tuổi. Mang tính lây truyền nhanh. Thường gây ra tỷ lệ tử vong rất cao (có khả năng gần 100%) ở gà con. Lây truyền có thể theo chiều dọc từ gà mẹ nhiễm bệnh sang gà con. Hoặc theo chiều ngang khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gà bệnh.
- Thường thấy ở gà con dưới 3 tuần tuổi.
- Gà bệnh bỏ ăn uống, ủ rũ, mệt mỏi, xù lông, di chuyển chậm.
- Thường là tiêu chảy phân trắng, phân ướt bết dính vào lông hậu môn.
- Gà tiêu chảy, phân có màu trắng loãng
- Gà tiêu chảy, phân có màu trắng loãng
- Dấu hiệu đầu tiên là số lượng gà con chết trong vỏ quá nhiều và chết ngay sau khi nở.
- Bệnh tích không rõ ràng, chỉ có thể quan sát thấy xuất huyết, hoại tử ở gan, phổi, lách, tim.
- Niệu quản chứa đầy màu trắng, thành ruột dày, viêm phúc mạc.
- Vắc xin sống và vắc xin bất hoạt đã có mặt tại một số quốc gia. Để điều trị cho bệnh thương hàn ở gà.
- Nếu gà bị nhiễm bệnh cần tập trung vào việc diệt trừ dịch bệnh. Thông qua cách ly và tiêu hủy các đàn bị nhiễm bệnh; xử lý xác thịt đúng cách và khử trùng ổ bệnh.
Để biết thêm nhiều thông tin hay và hữu ích hãy tham khảo thêm tại website rscheman.com nhé!