Ở chim bồ câu thường mắc những bệnh gì và từ khi chim nở đến khi chim sinh sản và trưởng thành và cách xử lý ra sao? Hãy xem thông tin thu thập dưới đây.
Theo nhiều nông dân, chim bồ câu khá dễ nuôi, dễ tính, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, khi nuôi chim bồ câu với số lượng lớn hoặc nuôi nhốt tập trung, chúng cũng sẽ có nguy cơ mắc phải một số dịch bệnh mà nếu không xử lý kịp thời sẽ gây chết hàng loạt khiến người dân điêu đứng. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những bệnh thường gặp ở chim bồ câu và cách phòng trị.
Bệnh viêm đường hô hấp
Bồ câu bị bệnh ở hai thể:
Thể cấp tính: Thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhầy trắng, vàng xám. Chim bị chết sau 7-10 ngày.
Thể mạn tính: Thường xảy ra ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin Hecpervirus. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường. Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị.
Bệnh giun ở chim bồ câu
Có thể tẩy giun bằng Piperazin adipinat (dùng liều 0,3g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ) hoặc Mebendazol (dùng liều 0,1g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy).
Phòng bệnh: Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim 4-6 tháng /lần bằng Piperazin; thực hiện vệ sinh chuồng trại.
Bệnh cầu trùng ở chim bồ câu
Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhầy và đôi khi có màu sô -cô-la do bị xuất huyết.
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu như Esb3, Grigecoccin, Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin…, dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
>>> Xem thêm bài viết về các bệnh ở gia cầm
Bệnh thương hàn
Nguyên nhân : xảy ra ở chim bồ câu các lứa tuổi nhưng thường gặp nặng nhất ở chim bồ câu dưới 1 tuổi. Bệnh do 1 loại vi khuẩn thuộc họ Enterbacteriacae gây ra.
Triệu chứng : bồ câu mắc bệnh lười vận động, kém ăn, uống nhiều nước; sốt, đứng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phân màu xanh hoặc xám vàng, lẫn máu. Khi mổ khám chim ốm sẽ thấy xuất hiện tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc ruột.
Điều trị : Phòng bệnh : Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sạch sẽ cho chim, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi chim và cách ly chim khỏe với chim ốm.
Chữa bệnh : Dùng thuốc Chloramphenicol dùng liều 50mg/kg thể trọng, thuốc pha với nưóc theo tỷ lệ 1 thuốc + 10 nước -> cho chim uống trực tiếp liên tục trong 3-4 ngày. Kết hợp với bổ sung thêm vitamin B, C, K cho chim
Bệnh bồ câu mổ lông, rụng lông
Nguyên nhân : do không nhận được đủ chất vi lượng, vitamin và khoáng chất từ chim bố mẹ trong thời kỳ mới nở, do mật độ nuôi chim quá dày, do chuồng chim bị thừa ánh sáng hoặc gần nơi quá ồn ào,…
Triệu chứng : chim bồ câu tự mổ lông và rụng lông nhiều
Điều trị: Pharotin-K, 10g/2,5 – 3 lít nước uống, liên tục 7 ngày.
Phar-Calci B12, 10 – 20ml/lít nước uống, liên tục 7 ngày
Thường xuyên bổ sung khoáng vi lượng Phar- M comix (1g/lít nước uống)