Bệnh mềm vỏ trên tôm thường xuất hiện với các triệu chứng như: vỏ mềm, mỏng; Vỏ thâm đen, nhăn nheo, xù xì… khiến tôm dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công, tôm yếu dần, chậm lớn, dạt vào bờ và có thể chết rải rác. Bệnh tuy không gây mất mùa như EMS, đốm trắng, đầu vàng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của con tôm, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Hôm nay rscheman.com sẽ giới thiệu đến bà con nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ mãn tính cũng như cách phòng trị bệnh mềm vỏ trên tôm.
Tổng quan
Bệnh mềm vỏ trên tôm là bệnh thường xảy ra ở tôm nuôi. Quan sát tôm trong sàn ăn hoặc tôm cặp mé (sát mép nước bờ ao), nếu tôm bị bệnh mềm vỏ sẽ có các biểu hiện như vỏ mềm, mỏng, vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề… tôm dễ bị phụ nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, protozoa.
Tôm bị mềm vỏ thường yếu ớt, phát triển chậm, tôm có thể chết rải rác mỗi ngày. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và giá trị thương phẩm của tôm.
Nguyên nhân bệnh
Bệnh mềm vỏ ở tôm nguyên nhân chủ yếu có thể là do dinh dưỡng và môi trường cụ thể như sau:
– Do dinh dưỡng: tôm bị thiếu Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thiếu hàm lượng canxi và phosphor. Tình trạng này khiến quá trình lột xác của tôm sẽ không thành công, tuy nhiên, nếu cung cấp đủ khoáng cần thiết sẽ giúp tôm trở lại bình thường.
– Do môi trường ao nuôi: Nước bị nhiễm các chất thải nông nghiệp, công nghiệp hoặc bị dư thừa hóa chất, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh mềm vỏ trên tôm.
– Ngoài ra, bệnh còn do quý bà con nuôi tôm quá dày, môi trường thường xuyên biến động, độ mặn hoặc độ kiềm trong ao nuôi thấp,…
Dấu hiệu nhận biết
Tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công.
Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết.
Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.
Trị bệnh mềm vỏ ở tôm
Khi phát hiện tôm bị mềm vỏ trong ao nuôi thì phải tiến hành tăng cường Oxygen; tăng pH trong ao lên mức 8,3 đến 8,5.
Sử dụng khoáng tạt Lỏng hoặc Khoáng tạt Bột tạt vào ao nuôi liên tục trong vòng 3 ngày.
Đồng thời kiểm tra lại thức ăn cho tôm hằng ngày có đủ dinh dưỡng hay không. Kết hợp trộn thêm Khoáng cho ăn và Men tiêu hóa giúp tôm bổ sung Vitamin. Tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp cho quá trình tạo vỏ.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh mềm vỏ ở tôm hiệu quả, bà con nên thực hiện công tác cải tạo và quản lý ao nuôi theo đúng kỹ thuật. Thực hiện đúng quy trình theo 3 bước: cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học. Đồng thời lưu ý đến các yếu tố sau đây:
– Cần có ao lắng để chứa nước dự trữ. Đảm bảo nước sạch khi cần cung cấp cho ao nuôi. Tránh lấy nước trực tiếp từ ngoài sông rạch chưa qua xử lý.
– Lựa chọn giống tôm đã qua kiểm dịch, không mầm bệnh.
– Thả tôm giống với mật độ vừa phải, không quá dày cũng không quá thưa.
– Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như: độ pH, hàm lượng oxy,…
– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học ổn định môi trường ao nuôi. Tham khảo một số loại chế phẩm như: Bac-Up, Bottom – Up, Comprezyme,…
– Nuôi tôm an toàn sinh học, nói không với kháng sinh để đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.