Bệnh phát sáng ở tôm là hiện tượng đặc biệt chỉ phát hiện vào ban đêm. Bệnh xảy ra hầu như quanh năm ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, xảy ra ở tất cả các giai đoạn trong vòng đời của tôm. Thời điểm xuất hiện dịch bệnh thường là mùa hè khi nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao.
Hiện tượng ánh sáng không làm tôm chết hàng loạt nhưng làm tôm giảm ăn, dễ bị stress khi tình trạng kéo dài, tôm tăng trưởng không cân đối, bỏ ăn, dần dần tôm chết rải rác.
Vậy nguyên nhân tôm bị bệnh là do đâu, triệu chứng của bệnh ra sao và cách điều trị. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết. Và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh phát sáng
Thông thường khi thấy ao tôm phát sáng, người nuôi nên xác định là nước ao phát sáng. Hay vỏ hoặc thân tôm phát sáng từ đó có hướng xử lý phù hợp.
Trong ao có sự hiện diện của tảo roi
Tảo roi và một số loại tảo giáp làm giảm oxy hòa tan trong nước. Tiết ra chất độc gây bệnh cho tôm, làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng. Ngoài ra, còn làm một số loại tảo có lợi cho tôm không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng ở mặt ao nuôi.
Do có sự tồn đọng hợp chất phospho hữu cơ tích tụ trong bùn đáy ao
Việc tích tụ phospho hữu cơ lâu ngày do thức ăn thừa tích tụ dưới đáy ao gây ra hiện tượng ao tôm bị phát sáng về đêm. Việc này còn kích thích các loại tảo độc và vi khuẩn có hại phát triển mạnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Do vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra
Thường gặp ở các ao nuôi có độ mặn cao (> 15%), và nhiệt độ nước tăng; hàm lượng chất hữu cơ cao, oxy hòa tan thấp. Các vi khuẩn này tiết ra enzyme Luciferase có khả năng phát quang gây ra sự phát sáng ở con tôm. Chúng còn gây bệnh trên gan tụy của tôm làm tôm bị suy yếu và chết.
Tôm có thể bị nhiễm bệnh trong tất cả giai đoạn của vòng đời. Khi trưởng thành hoặc trong giai đoạn sản xuất giống, khi mầm bệnh bị lây từ tôm bố mẹ sang ấu trùng.
Biểu hiện bệnh
Tôm có thể bị ủ bệnh này ở giai đoạn giống mà người nuôi mua về do không kiểm tra. Hoặc có thể lây nhiễm từ môi trường nước khi ao bị ô nhiễm.
Tôm thường phát bệnh sau khi nuôi 1 tháng, bởi thời gian này các chất thải trong quá trình nuôi tôm. Nếu không được xiphông sẽ phân hủy và tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tôm nhiễm bệnh có đặc điểm chung bơi lội không định hướng, phản xạ chậm; khả năng bắt mồi giảm, một số con dạt vào bờ. Quan sát vỏ và thân thấy màu cáu bẩn, cơ có màu đục, gan teo; ruột rỗng; trong bóng tối phát ánh sáng xanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, sự tích tụ các chất hữu cơ) ảnh hưởng đến sinh sản. Lây lan và mức độ cảm nhiễm của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm thuộc nhóm Gram âm (G-). Sống dưới nước khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sản nhanh bằng cách phân chia tế bào. Vi khuẩn có thể sống được ở độ mặn từ 0 – 40‰, phát triển mạnh ở độ mặn 20 – 30‰. Ngoài ra chúng còn phát triển tốt ở môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao và ôxy hòa tan thấp. Khi xâm nhập cơ thể tôm, vi khuẩn tấn công tế bào gan. Làm cho gan bị viêm, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá; tôm suy yếu và chết dần.
CẢNH BÁO: Chúng tôi khuyến cáo quý bà con nên sử dụng Pockit PCR để chẩn đoán. Phát hiện sớm virus gây bệnh trên tôm để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Với việc ứng dụng kỹ thuật xét nghiệp bệnh tôm bằng PCR chẩn đoán chính xác bệnh trên tôm ở mức độ gen (DNA/RNA).