Việc sản xuất thành công gà con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh Phú Thọ và Việt Nam. Con giống sạch bệnh chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện tất yếu để phát triển chăn nuôi bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Phú Thọ đã nuôi tổng cộng 550 con gà bố mẹ, đến nay đã lai tạo được gần 2500 con gà bố mẹ và lai tạo ra đàn gà lai chất lượng cao.
Phát triển thụ tinh nhân tạo gà
Suất phát từ nguồn gene đó, từ tháng 4/2012 Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Phú Thọ tiến hành triển khai ứng dụng việc thụ tinh nhân tạo gà để sản xuất gà ri giống lai giống chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi.
Theo Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Phú Thọ ông Từ Anh Sơn thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu điểm. Như tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, bảo tồn được giống gà quý, sạch bệnh; tiết kiệm được con giống, góp phần nâng cao chất lượng con giống. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ chuyển dần từ thụ tinh trực tiếp sang thụ tinh nhân tạo trong sản xuất gà giống. Để tạo ra gà giống có chất lượng và giảm chi phí con giống sản xuất cho bà con nông dân. Ngoài việc thụ tinh nhân tạo giống gà ri lai chất lượng cao; Trung tâm cũng đã nhân giống, sản xuất và bảo tồn nhiều giống gà cựa.
Chia sẻ của chuyên gia
Chị Nguyễn Thị Lan Anh – cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cho biết; Thụ tinh nhân tạo trên gà là tiến bộ kỹ thuật rất mới ở Việt Nam. Phương pháp thụ tinh này sẽ giúp kiểm soát được chất lượng tinh dịch của gà trống; trước khi mang phối giống. Nâng cao chất lượng trứng có phôi. Từ đó tạo ra được gà giống có chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt. Trung bình sau khi thụ tinh trực tiếp trên 100 trứng gà sẽ nở được khoảng 70 gà con giống. Thụ tinh nhân tạo có thể đạt tới 90 – 95 gà con và gà giống đồng đều hơn.
Thành công của mô hình sản xuất gà bằng phương pháp này tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Phú Thọ không những cung cấp cho người chăn nuôi giống gà chất lượng cao, sạch bệnh. Mà còn góp phần bảo tồn được nhiều giống gà quý.
Lợi ích kinh tế từ mô hình sản xuất – chăn nuôi gà thụ tinh nhân tạo
Giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số gà trống từ 8-10%; nhưng lại tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà lên đến trên 20%. Gà con nở ra lại đồng đều khỏe mạnh. Đó là những lợi ích khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh (TTNT) cho gà tại trang trại của anh Ngọ Văn Điền và chị Đàm Thị Quy xóm Non Tranh, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Kỹ thuật mới này đang được nhiều cơ sở chăn nuôi gà bố mẹ áp dụng; đem lại nhiều ưu điểm trong việc phát triển đàn gia cầm giống của huyện Phú Bình.
Chị Quy khiêm tốn trao đổi: “Với giá bán trung bình là 10 nghìn đồng/con. Sau khi trừ chi phí trang trại cũng thu về trên 25 triệu đồng mỗi ngày. Riêng năm 2019, do dịch tả châu Phi hoành hành. Nhiều hộ chăn nuôi lợn chuyển sang nuôi gà, khiến giá gà ổn định ở mức cao. Trang trại cũng thu về gần tỷ đồng tiền lãi”.
Chị Quy cho biết: “Từ thành công của mô hình, nhiều hộ trong xóm, trong xã cũng đã đến học hỏi kinh nghiệm. Chúng tôi cũng đã dành thời gian hướng dẫn kỹ thuật thực hiện kỹ thuật TTNT; tư vấn cách xây dựng chuồng trại để thực hiện kỹ thuật này và cho chị em phụ nữ nghèo vay con giống, vay vốn để chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình”.
Xem thiêm nhiều bài viết hay khác cùng chủ đề ngay tại đây nhé!