Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ do một loại vi rút gây ra làm cho thân cá chuyển sang màu đỏ do xuất huyết, đỏ vây, đỏ mang và viêm ruột. Khi mắc bệnh này, tỷ lệ cá chết cao từ 30 – 50% số cá trong ao, cũng có một số ao tỷ lệ chết 100%. Để khắc phục tình trạng này, bà con cần nắm được những phương pháp cần thiết sau đây để hạn chế dịch bệnh cho cá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng rscheman.com đọc bài viết bên dưới để biết thêm chi tiết.
Nguyên nhân
Virus gây bệnh là dạng Reovirus có cấu trúc acid Nucleic nhân là ARN không có vỏ, hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2, có 92 capsomer (Chen và Jiang, 1984; Chen và CTV 1985; Hong và CTV 1985), đừờng kính khoảng 60-70nm. Trương Thiết Phu (1984), Mạo Thụ Kiên (1988-1990) đã xác định Picornavirus nhỏ hơn, đừờng kính 25-35 nm. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, đã kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử gặp thể virus ở mạng lưới nội chất của tế b́ào gan, thận của cá trắm cỏ bị bệnh.
Triệu chứng
Dấu hiệu bên ngoài: Da cá màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi có hiện tượng cá chết, mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Nhìn chung dấu hiệu bệnh bên ngói không thay đổi lớn. Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là vây đuôi chuyển ḿàu đen, bề ngói thân ḿàu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai giải sọc màu trắng.
Cá bệnh nặng bề ngói thân tối v́ xuất huyết hơi đỏ. Cá giống trắm cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ xung huyết. Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng… đều biểu hiện xuất huyết. Nhãn cầu lồi ra, tơ mang ḿà đỏ tím hoặc xuất huyết, nếu cá bệnh xuất huyết nghiêm trọng thì tơ mang xuất huyết thành mà hơi trắng và dính bùn. Có một số cá bệnh hậu môn viêm đỏ. Cá trắm cỏ mắc bệnh hai tuổi trở lên, gặp nhiều ở phần gốc tia vây và phần bụng xuất huyết là chính, đồng thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ.
Dấu hiệu bệnh là gì?
Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, da nổi màu xẫm hoặc khô ráp, rụng vẩy gốc vây nắp mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi xuất huyết, cơ dưới da xuất huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần, cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết nhưng không hoại tử.
* Cỡ cá bị bệnh từ 0,1- 0,5kg/con
Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu, nhiệt độ nước 25-300c. Cá bị bệnh từ 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết có thể lên tới trên 60%.
Phòng bệnh
Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: khử trùng nước bằng VINA AQUA, CHLORINE DIOXIDE định kỳ 15 – 20 ngày/lần. Cho ănVITAMIN C ANTISTRESS và VINAPREMIX CÁ, một số nơi trên thế giới đã bắt đầu sử dụng vắc xin tiêm cho cá cỡ từ 10g trở lên; thời gian bảo hộ có thể lên tới 15 tháng.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị, chỉ khử trùng nước để tránh lây lan và nâng cao sức đề kháng.
Khử trùng nước bằng VINA AQUA 1 lít/6.000 – 8.000 m3 nước, bổ sungVitaminC Antistress để nâng cao sức đề kháng.
Phương pháp điều chế vacxin vô hoạt (chết) (theo Chen và CTV, 1985): Lấy gan, thận, lá lách và các mô cơ của cá trắm cỏ nhiễm bệnh xuất huyết nghiền nhỏ. Và pha loãng 10-100 lần với nước muối sinh lý 0,85%. Ly tâm ở 3.000 vòng/phút thời gian 30 phút, lấy dung dịch phần trên mặt. Diệt vi khuẩn và virus (vô hoạt) bằng Penicillin (800 IU/ml), Streptomycin (800 ́m/ml) và 0,1 % Formalin. Để dung dịch hỗn hợp ở 32oC trong 72 giờ. Vacxin được kiểm tra vô trùng và bảo quản ở nhiệt độ 40C.