Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà công nghiệp. Bệnh không gây chết cao như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế do gà chậm lớn, tăng chi phí thuốc thú y, giảm tỷ lệ đẻ, tăng mẫn cảm với các bệnh truyền nhiễm khác như E.colo, Gumboro, cầu trùng.… Bệnh cầu trùng ở gà thường gặp ở giai đoạn 2-8 tuần tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng ở gà từ 4-100%, trung bình là 30-50%, tỷ lệ chết đàn từ 5-15%. Cùng tìm hiểu về bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà
Đã ghi nhận được ít nhất khoảng 11 loài coccidia có thể gây bệnh cầu trùng trên gà.
Loài phổ biến nhất là Eimeria atenalla gây bệnh trên manh tràng. Eimeria necatnix, Eimeria maxima, E. bruneti. Gây bệnh mãn tính trên ruột non. Các loài còn lại ít mẫn cảm với gà.
Vòng đời Eimeria spp được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh bào tử (Sporogony).
- Giai đoạn phát triển thể phân lập (Shizogony).
- Giai đoạn sinh sản hưu tính (Gametogony).
Gà mắc bệnh chủ yếu do gà ăn phải các bào tử lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng . . . Do vậy việc thay chất độn chuồng thường xuyên và luôn giữ chuồng nuôi luôn khô thoáng là cần thiết.
Dấu hiệu của gà khi mắc bệnh
Khi gà mắc bệnh cầu trùng manh tràng hay bệnh cầu trùng máu tươi do Eimeria atenalla gây ra. Bệnh thường sảy ra ở gà có độ tuổi 10 – 25 ngày, với biểu hiện điển hình gà tiêu chảy ra máu tươi do cocidia tấn công vào niêm mạc manh tràng; làm tổ và tăng sinh quá mức bình thường gây vỡ các mạch máu tại đây gây ra hiện tượng này.
Mào tích tái, gà thường đứng tụm lại với nhau do gà bị thiếu máu.
Khi mổ khám kiểm tra với bệnh cầu trùng manh tràng ta cầm chú ý kiểm tra 2 manh tràng của gà. Manh tràng của gà chứa nhiều máu căng phồng trong giai đoạn đầu của bệnh sau đó khô dần, đối với những con khỏi bệnh tổn thương manh tràng còn được ghi kéo dài tới 2 tháng sau.
Bệnh cầu trùng trên gà do E.necervulima, E. maxima, E. bruneti gây bệnh mãn tính chủ yếu trên ruột non.
Các biểu hiện không điển hình như gà mắc bệnh cầu trùng manh tràng gà thường ủ rũ, gầy còm, bỏ ăn, tiêu chảy phân sáp, màu máu cá… Do coccidia tấn công vào đường tiêu hóa trên của gà.
Đường lây truyền bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa. Gà mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang cầu trùng sẽ thải ra bào tử cầu trùng theo phân và vương vãi trên nền chuồng. Gà khỏe mạnh sẽ bị nhiễm cầu trùng khi ăn phải noãn nang có lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng…
Các loại côn trùng và động vật gặm nhấm cũng là nguồn gốc lây lan bệnh cầu trùng trong trang trại.
Điều kiện chuồng nuôi không vệ sinh, khu nuôi nhốt chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng lưu cữu, bãi chăn thả ô nhiễm… Cũng tạo điều kiện cho bệnh cầu trùng bùng phát hoặc tồn tại trong thời gian dài.
Cách kiểm soát bệnh hiệu quả
Để kiểm soát bệnh ta cần chú ý vệ sinh phòng dịch, đặc biệt chất độn chuồng. Và môi trường nuôi cần được sử lý kỹ lưỡng trước khi vào gà. Ta cần giữ môi trường nuôi luôn khô thoáng để hạn chế sự phát triển của coccidia.
Sử dụng vaccine phòng bệnh hiện nay đang cho hiệu quả rất cao. Những vaccine thế hệ mới sử dụng công nghệ mới với nguyên lý “chiếm chỗ”. Đang là lựa chọn tốt nhất cho việc kiểm soát bệnh. Việc sử dụng vaccine cầu trùng cần chú ý hàm lượng thuốc được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Vì giai đoạn này đa số các công ty đều bổ sung kháng sinh phòng bệnh cầu trùng vào trong thức ăn. Với hàm lượng cho phép tuy nhiên điều đó cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vaccine này.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ kiến thức về bệnh cầu trùng ở gà do rscheman chia sẻ. Chúc bà con chăn nuôi thành công, có những lứa gà khỏe mạnh và bán được giá!