Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh cho cá lóc. Xuất hiện ở tất cả các mô hình nuôi, đặc biệt là ao nuôi với mật độ dày, tỷ lệ nhiễm bệnh cao (85,9%). Bệnh ký sinh trùng gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá, chậm lớn, năng suất thấp, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí chết chủ yếu ở giai đoạn cá giống. Đồng thời, mở đường cho các tác nhân vi rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh. Ký sinh trùng nó không xuất hiện đơn lẻ mà thường khi phát hiện kèm theo một số bệnh khác như chảy máu, lở loét, đốm trắng trên cơ thể (gọi là bội nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn).
Bệnh trùng bánh xe Trichdina là gì?
Dấu hiệu bệnh lý
Khi mới mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng. Sau hết cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
Người nuôi cá giống còn gọi bệnh này là bệnh “trái”, vì sau mấy hôm trời âm u không nắng, nhiệt độ mát mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng gây thành bệnh làm cá chết hàng loạt. Đàn bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý trị bệnh kịp thời cá sẽ chết nhiều. Khi kiểm tra tỷ lệ nhiễm của đàn, nếu tỷ lệ nhiễm 90-100%, cường độ nhiễm 20-30 trùng/ thị trường 9 x 10 là nguy hiểm. Đàn cá phát bệnh khi cường độ nhiễm 50-100 trùng/ thị trường 9 x 10. Bệnh nặng cường độ nhiễm có khi tới 200-250 trùng/ thị trường 9 x 10, trùng bám dày đặc trên da, vây và mang cá.
Biểu hiện
Cá mắc bệnh thường có lớp nhớt màu trắng hơi đục, thường nổi đầu và tập trung nơi nước chảy, thích cọ mình vào thành bè, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô đầu lên mặt nước. Do mang bị phá hủy nên cá thường lắc mạnh đầu, lờ đờ, đảo lộn và chìm xuống đáy rồi chết.
Để phòng bệnh, cần giữ môi trường nuôi luôn sạch, mật độ cá ương không quá dày. Dùng Sulphat đồng (CuSO4) ngâm cá với nồng độ 0,5-0,7g/m3 nước. Hoặc tắm cá bệnh với nồng độ 2-5g/m3 nước trong 5 – 15 phút. Dùng muối ăn (NaCl) 2-3% tắm cho cá trong 5 – 15 phút.
Bệnh sán lá đơn chủ ở cá
Cá bị ký sinh thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. Mang bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, cá không hô hấp được và chết.
Phòng bệnh định kỳ: cho ăn 100 g VINAPARASITE 100g / 300 kg cá, 1 tháng cho ăn 1 lần. Khi bị bệnh, dùng VINA PARASITE với liều 100 g/ 300 – 400 kg cá, cho ăn liên tục 3 – 5 ngày.
Bệnh trùng mỏ neo Lernaea có nguy hiểm không?
Bệnh do các loài thuộc giống Lernaea gây nên. Trùng ký sinh và hút chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, mang, vây. Cần giữ vệ sinh ao, bè cẩn thận, sạch sẽ trong quá trình nuôi. Chọn giống nuôi đảm bảo, không có trùng mỏ neo đeo bám. Trước khi thả giống phải tắm nước muối 3% cho cá trong 10 phút.
Phòng bệnh định kỳ: cho ăn 100 g VINAPARASITE 100g / 300 kg cá. 1 tháng cho ăn 1 lần. Khi bị bệnh, dùng VINA PARASITE với liều 100 g/ 300 – 400 kg cá, cho ăn liên tục 3 – 5 ngày.
Theo dõi chúng tôi nhiều hơn tại https://rscheman.com/