Hiện tại, ở Việt Nam các doanh nghiệp sản xuất đang cố gắng để chế biến thịt gà phải đảm bảo các yếu tố đầy đủ, để có thể xuất khẩu thịt gà sang nước Nga. Theo đánh giá từ các chuyên gia cho hay, đây chính là thị trường tiềm năng nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội mở rộng việc tiếp cận thị trường sang các nước Liên Minh kinh tế Á – Âu. Điều gì đã khiến cho việc Nga chọn Việt Nam là nước nhập khẩu gà cao đến như thế. Để biết rõ hơn hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.
Phó Cục trưởng Cục Thú y chia sẻ về xuất nhập khẩu thịt gà
TS. Nguyễn Văn Long- Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) cho biết. Ngay sau khi Việt Nam cho phép nhập khẩu thịt lợn từ Nga. Phía Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cũng có thông báo chính thức cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến từ Việt Nam. Trước mắt, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam- chi nhánh Nhà máy chế biến sản phẩm thịt gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sẽ là doanh nghiệp đầu tiên được cơ quan này cấp phép cho xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến sang thị trường này.
Để được phép xuất khẩu sang thị trường Nga, doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc về an toàn dịch bệnh của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Liên bang Nga; tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế và Nga.
Theo TS. Nguyễn Văn Long, trước khi có kết quả này, Cục Thú y đã nhiều lần làm việc với cơ quan chức năng Liên bang Nga để chứng minh năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của nước bạn cũng như OIE về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Trong chuyến làm việc của đoàn công tác Cục Thú y Nga tại Việt Nam diễn ra cuối tháng 10/2019, đoàn công tác đã đến thăm quan các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp Việt và đánh giá rất cao về công nghệ mà các doanh nghiệp này đang áp dụng.
Việt Nam đang bảo đảm cân đối lượng cung cầu
Một trong những điều kiện để có thể xuất khẩu được sản phẩm là phải xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh. TS Nguyễn Văn Long cho hay, một trong những nỗ lực lớn nhất của ngành thú y trong thời gian qua là xây dựng và duy trì các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đến nay, cả nước đã có 32 vùng an toàn dịch bệnh. Trong đó có 31 vùng cấp huyện và 1 vùng cấp tỉnh. Ngoài ra, còn có 138 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã. Và 1.662 cơ sở an toàn dịch bệnh cấp trang trại. Năm 2019, tổng cộng có 221 cơ sở, chuỗi sản xuất. Và vùng chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Hiện điều quan trọng nhất là Cục Thú y hai bên đã thống nhất được mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch. Các điều kiện an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm đã được hai bên chấp nhận lẫn nhau. Thời gian tới, ngành chức năng Nga sẽ hoàn thiện các thủ tục cho phép doanh nghiệp Việt Nam đưa thịt gà sang Nga. Cục Thú y đang phối hợp với các doanh nghiệp. Để hoàn tất các thủ tục để có thể xuất khẩu thịt gà sang Nga. Có những doanh nghiệp đã thông báo họ có thể sản xuất được 1 triệu con gia cầm/tuần. Đồng thời sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất có lô hàng thịt gà đầu tiên được xuất khẩu sang Nga theo tinh thần chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.
Đánh giá về tiềm năng ngành sản xuất thịt gà
Đánh giá về năng lực cũng như triển vọng của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, chế biến gia cầm. Ông Nguyễn Văn Long cho hay, không chỉ Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam hay Công ty TNHH Koyu & Unitek, nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thịt gia cầm của Việt Nam cũng đáp ứng được yêu cầu này.
Ví dụ, Tập đoàn Dabaco có thể rà soát tất cả các khâu sản xuất. Đáp ứng được yêu cầu của đối tác về an toàn dịch bệnh. Và an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế để có thể xuất khẩu sản phẩm của mình.“ Có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất, chăn nuôi. Để chế biến gia cầm đủ điều kiện xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Nhất là trong một điều kiện vô cùng quan trọng là mối nguy về dịch bệnh với gia cầm không nhiều”, ông Nguyễn Văn Long nói.
Các chuyên gia nhận định, việc thịt gà chế biến của Việt Nam được cấp phép chính thức xuất khẩu sang Nga sẽ mở ra cánh cửa để chinh phục thị trường các nước trong Liên minh kinh tế Á – Âu vô cùng rộng lớn. Bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. Việc đáp ứng được các tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ. Chế biến thịt gà theo chuỗi, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Có truy xuất nguồn gốc không chỉ mở cánh cửa thị trường xuất khẩu đối với thịt gà nói riêng. Mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói chung.
Sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu thịt gà sang Nga
Để có thể xuất khẩu được thịt gà chế biến vào các thị trường khó tính này. Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt gà theo chuỗi. Bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Theo Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, việc thị trường xuất khẩu thịt gà chế biến được mở rộng thêm sang nhiều nước; không những giúp nâng cao giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam. Mà còn mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi gà. Để giảm bớt phụ thuộc vào thị trường trong nước.
Từ đó, nâng cao vị thế của ngành chăn nuôi Việt Nam với công nghệ cao; bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đang có chi nhánh Nhà máy chế biến sản phẩm thịt gà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Và được xuất khẩu vào thị trường Nga. Công ty hiện đang đầu tư dự án xuất khẩu gà chế biến; theo mô hình khép kín tại Khu công nghiệp Becamex, tỉnh Bình Phước.
Dự án công suất đạt 50 triệu con/năm. Ông Montri Suwanposri, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam kỳ vọng, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Dự án nhanh chóng đi vào hoạt động và xuất khẩu sản phẩm gà chế biến trong năm nay. Và đưa Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm quan trọng. Ngay trong nền công nghiệp thực phẩm thế giới.