Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa lớn thứ 3 cả nước, Đồng Tháp còn là vùng nuôi và xuất khẩu cá tra, cá ba sa hàng đầu Việt Nam. Đồng Tháp cũng là địa phương đi đầu trong tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng nâng cao giá trị nông sản bằng việc cam kết đảm bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe. Với diện tích tăng từ 1.250 ha (năm 2008) lên 2.115,89 ha (năm 2015), sản lượng 396.350 tấn, năng suất bình quân 339 tấn / ha, kim ngạch xuất khẩu 620,02 triệu USD (2015). Mô hình nuôi cá tra của tỉnh đã thành công nhờ áp dụng quy trình VietGAP.
Đầu tư lớn đối với mô hình nuôi cá tra VietGAP
Năm 2015, Đồng Tháp đã thực hiện mô hình nuôi cá tra VietGAP. Với quy mô 30 hộ tại huyện Lai Vung và thị xã Hồng Ngự. Từ nguồn vốn Chương trình Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện Dự án xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP; tại các huyện Thanh Bình, Tân Hồng, Cao Lãnh và TP Sa Đéc.
Tổng diện tích dự án là 45,5 ha. Tổ chức 4 lớp tập huấn về “quy phạm VietGAP” cho 120 hộ dân trong và ngoài mô hình tham dự. Tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát, hướng dẫn ghi chép hồ sơ để đánh giá chứng nhận. Các hộ tham gia mô hình đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cùng đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết vùng nuôi; chế biến cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Những thành công ban đầu của mô hình
Tính đến tháng 5/2016, toàn tỉnh đã hoàn thành xong 98% công tác cấp mã số nhận diện ao nuôi cá tra thương phẩm. Với diện tích 1.433,92 ha. Diện tích đã được chứng nhận và đang áp dụng các tiêu chuẩn là 642 ha. Bao gồm: Tiêu chuẩn ASC 102,18 ha. GlobalGAP 20,49 ha. BAP 103,50 ha. ASC và GlobalGAP 99,12 ha. (2 chứng nhận trên cùng diện tích nuôi). GlobalGAP và BAP 10,46 ha. VietGAP và ASC 6,14 ha. VietGAP 300 ha.
Việc hình thành hợp tác xã sản xuất cá tra theo VietGAP là bước đi mới. Giúp các hộ nuôi nhỏ lẻ liên kết với doanh nghiệp sản xuất chế biến trong sản xuất. Doanh nghiệp cung cấp thức ăn, con giống, thuốc, cơ sở hạ tầng nuôi tập trung và dễ kiểm soát. Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định; truy xuất được nguồn gốc; chất lượng được kiểm soát; giảm thiểu chi phí vận chuyển.
Sản phẩm phong phú và thị trường đầu ra ổn định
Hiện nay, đã có những mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nuôi như: Công ty CP Hùng Vương và Công ty Cung cấp thức ăn thủy sản Sao Mai, mô hình đã dần đi vào sản xuất ổn định, đồng thời mở rộng diện tích nuôi. Năm 2016, có 90 cơ sở (diện tích 611 ha) nuôi cá tra thương phẩm tại Đồng Tháp đăng ký được hỗ trợ thực hiện và chứng nhận VietGAP, tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.
Với các sản phẩm từ cá tra rất đa dạng, phong phú như: fillet, chả giò, bọc bột, ốp rau củ, cá viên, cá cắt khúc, colagen, dầu cá gelatin, da cá sấy và các phụ phẩm cá tra chế biến thức ăn gia súc. Sản phẩm cá tra Đồng Tháp được khách hàng nước ngoài ưa chuộng; đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường khó tính. Như: Mỹ, châu Âu… Không chỉ phát triển mạnh tại các thị trường quốc tế mà rất nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đầu tư đưa sản phẩm cá tra tiếp cận mạnh hơn tại thị trường nội địa. Nhất là khu vực phía Bắc như Nam Việt, Vĩnh Hoàn. Mới đây nhất là sự kiện Tuần hàng cá tra Đồng Tháp tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng tại Thủ đô.
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lĩnh vực nuôi trông thủy sản.