Bệnh thương hàn là một bệnh thường gặp ở gà, một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn salmonella gây ra. Bệnh thương hàn có diễn biến khá phức tạp và thường xuất hiện ở nhiều giai đoạn sinh trưởng của gà. Bệnh có tốc độ lây lan cực nhanh và được Cục Thú y đánh giá là một trong những bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị dứt điểm căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh thương hàn ở gà là gì?
Vi khuẩn gây bệnh thương hàn ở gà tồn tại ở 3 chủng chủ yếu là :
- Salmonella gallinarum: thể này thường gây bệnh ở gà con và gà lớn
- Salmonella typhimurium: thể vi khuẩn này gây bệnh phó thương hàn ở gà con và gà trưởng thành
- Salmonella polluorum : thể vi khuẩn này gây bệnh bạch lỵ ở gà trong giai đoạn tuổi trên 3 tuần.
Bệnh thương hàn thường rất dễ xảy ra trong thời điểm thời điểm trời nắng nóng hoặc mưa lũ đột ngột. Hoặc xảy ra trong môi trường chăn nuôi ẩm ướt kéo dài, chuồng trại không được vệ sinh tốt.Bệnh thương hàn xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà nhưng hay gặp nhất là ở gà mái đẻ.
Con đường lây lan bệnh
Bệnh thương hàn ở gà lây lan chủ yếu theo 2 hình thức là từ mẹ sang con hoặc từ gà bệnh hoặc gà khỏe trong cùng một đàn.
Truyền từ mẹ sang con
Vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập từ buồng trứng của gà sang phôi hoặc lỗ huyệt rồi lây sang vỏ trứng vào trong máy ấp trứng truyền sang gà con mới nở.
Truyền từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh
Gà con mới nở trong máy ấp sẽ bị nhiễm bệnh, khi đưa về chuồng nuôi cùng đàn gà khỏe mạnh khác sẽ lây bệnh cho gà khỏe mạnh.
Ngoài ra thì bệnh thương hàn ở gà còn lây truyền trực tiếp thông qua việc tiếp xúc với thức ăn, nước uống. Và các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi cũng như các chất thải của gà bệnh. Đặc biệt là phân của gà nhiễm bệnh phát tán vi khuẩn trong không trung.
Triệu chứng nhận bệnh thương hàn ở gà
- Gà mắc bệnh thường ủ rũ, giảm ăn hoặc bỏ ăn,lông xù và khô chân
- Gà mắc bệnh có thể đi ngoài phân xanh, phân trắng có kèm chất nhầy
- Hậu môn của gà bị bệnh bị bết dính hoặc đóng cục phân gây chướng bụng cho gà, làm gà bị đầy hơi, khó tiêu.
- Gà mắc bệnh thường chậm lớn, lông xơ xác, ốm yếu
- Gà mái đẻ mắc bệnh thường sản xuất trứng giảm đi, vỏ trứng nhạt, mỏng, sần sùi, trứng đẻ ra có thể bị méo, dễ vỡ.
Chẩn đoán
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: viêm ruột tiêu chảy, đẻ trứng non, dễ vỡ
- Phân lập vi khuẩn và nuôi cấy từ mẫu bệnh phẩm.
- Các phản ứng ngưng kết (HA, AGID).
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
- Sử dụng phương pháp PCR với máy POCKIT iiPCR chẩn đoán trong vòng 1-2 giờ để thu được kết quả chính xác nhất
Bệnh tích của bệnh
- Gà bị bệnh có gan và lá lách bị sưng to. Và có những nốt hoại tử màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt
- Túi mật của gà bị bệnh to, viêm đỏ, bị loét
- Phúc mạc, cơ tim, buồng trứng của gà bị viêm
- Bụng gà bị bệnh thường chứa rất nhiều nước và xệ xuống.
Trên đây là những triệu trứng và bệnh tích của bệnh thương hàn trên gà. Bà con chăn nuôi có thể căn cứ vào đó để có cái nhìn nhận định ban đầu về bệnh. Tuy nhiên để tốt nhất bà con vẫn nên mang mẫu bệnh phẩm tới các trung tâm thú y để được xét nghiệm xác định bệnh.
Điều trị thương hàn gà
Khi gà mắc bệnh thương hàn, công tác điều trị thường ít mang lại hiệu quả; việc điều trị chỉ có ý nghĩa làm giảm tổn thất kinh tế.
Điều trị bệnh
- Trộn Tetracylin hoặc Oxytetracyclin vào thức ăn, trộn 1 – 2g với 10kg thức ăn. Cho ăn 5 – 7 ngày Streptomycin: Tiêm bắp hoặc dưới da liều 50 – l00 mg/kg thể trọng
- Hòa dung dịch B complex vào nước cho uống: 50ml pha với 3l nước cho 100 gà uống.
Trợ sức và nâng cao thể trạng gà
- Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh thương hàn gà, người nuôi cần bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho gà nuôi.