Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở gà và các loài chim hoang dã trên toàn thế giới. Trong trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn sau khi khởi phát thường gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp gà chỉ bị nhiễm trùng mãn tính và không biểu hiện ra bên ngoài. Hôm nay, chuyên mục các bệnh ở gà thịt sẽ đem đến cho các bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh tụ huyết trùng trên gà nhé!
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng trên gà do 1 loài vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây ra.
Đây là một cầu trực khuẩn gram(-) không có bào tử và không di động.
Pasteurella multocida bao gồm ba chủng: multocida, septica, và gallicida. Trong đó, chủng multocida là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tụ huyết trùng trên gà, 2 chủng còn lại là septica và gallicida cũng có thể gây bệnh cho gà nhưng tỷ lệ thấp hơn.
Vi khuẩn này dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như formol 1% và acid fenic.
Chim hoang dã nhiễm bệnh mạn tính, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng ra bên ngoài là nguồn lây bệnh chính. Bên cạnh đó, một số loài động vật có vú như động vật gặm nhấm, heo, chó. Và mèo cũng có thể mang mầm bệnh và lây truyền cho gà. Bởi vậy, trong chương trình kiểm soát mầm bệnh tụ huyết trùng trên gà, các trại không nên bỏ qua yếu tố này.
Vi khuẩn lây lan chủ yếu thông qua dịch bài tiết từ miệng, mũi và kết mạc của những con vật mang mầm bệnh đào thải ra môi trường. Ngoài ra, vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong các dụng cụ đựng thức ăn, vật dụng trong trại, xe chở cám, quần áo, giày ủng công nhân…rồi xâm nhập vào cơ thể vật nuôi khi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp.
Cách gây bệnh tụ huyết trùng
Gà mang mầm bệnh đào thải vi khuẩn vào môi trường qua dịch tiết niêm mạc mũi, miệng, kết mạc… Vi khuẩn từ môi trường khi được tiếp xúc với gà khỏe lại thông qua đường hô hấp đi vào cơ thể gà khỏe (vi khuẩn từ mũi, miệng đi vào).
Nếu lượng virus nhiều hoặc cơ thể gà đang yếu, sức đề kháng kém thì virus thường sẽ xâm nhập thẳng vào máu gây nhiễm trùng huyết. Khi vi khuẩn vào máu sẽ làm gà sốt cao kèm theo tiêu chảy, ủ rũ, giảm ăn. Rồi từ trong các mạch máu, vi khuẩn di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể gây xuất huyết, phá hủy. Và giết chết gà nhanh chóng trong vòng 1-2 ngày.
Ngược lại, nếu lượng vi khuẩn không nhiều và cơ thể gà khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Thì sau khi xâm nhập vào cơ thể gà nhiều khả năng vi khuẩn sẽ tồn tại và gây bệnh dạng mãn tính.
>>>>> Xem thêm những bài viết về bệnh ở gà thịt
Đặc điểm của bệnh tụ huyết trùng
Gà bị bệnh cấp tính thường có các triệu chứng như ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy. Mũi, mắt và miệng chảy dịch, yếm. Và mặt sưng tím tái, gà thường chết đột ngột và sưng khớp. Mổ khám thì thấy nhiều cơ quan xuất huyết mà điển hình là xuất huyết ở lớp mỡ vành tim. Bao tim viêm và tích nước. Buồng trứng tổn thương.
Trường hợp mãn tính bệnh ít biểu hiện ra ngoài hơn. Các tổn thương xảy ra chủ yếu trên cơ quan hô hấp; kết mạc và các mô gần vùng đầu. viêm khớp và tổn thương buồng trứng hay thậm chí có trường hợp ghi nhận viêm da.
Bệnh có thời gian nung bệnh trung bình 5-8 ngày nhưng thể cấp tính bệnh diễn ra nhanh chóng có khi trong vòng 1-2 ngày là gà đã chết rồi. Đường xâm nhập của vi khuẩn chủ yếu từ đường hô hấp. Ngoài ra, nó cũng có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa như từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.
Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng ở gà
Thể cấp tính
- Khi mổ khám gà, nhận thấy gà bị sung huyết, xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như tim, phổi, xoang bụng, niêm mạc ruột.
- Cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột có chứa nhiều dịch tiết dạng nhầy.
- Viêm bao tim, có dấu hiệu tích nước
- Gan bị sưng và có những nốt hoại tử nhỏ
- Buồng trứng: Nang noãn trưởng thành mềm, nhão, đôi khi bị vỡ chảy vào xoang bụng gây viêm phúc mạc. Các nang chưa thành thục thì bị sung huyết.
Thể mãn tính
- Gan sưng, bề mặt gan có các nốt hoại tử màu trắng xám; hoặc vàng nhạt bằng đầu đinh gim, các nốt dày đặc thành từng đám.
- Phổi tụ máu, màu nâu sẫm, có thể chứa dịch viêm màu đỏ nhạt; phế quản có dịch nhớt, sủi bọt màu hồng.
- Niêm mạc ruột tụ máu, các đám fibrin đỏ che phủ
- Viêm phúc mạc mạn tính. Ống dẫn trứng sưng, màu vàng nhạt.
- Viêm khớp, khớp sưng to, trong bao khớp có nhiều dịch màu xám đục.
- Sưng màng tiếp hợp mắt và mắt.
- Có thể viêm não tủy làm vẹo cổ