Hiện ở Hà Nội phát triển mạnh chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn sách, chiếm 58,7% tổng số lượng gà của thành phố. Loài gà này được dùng thức ăn tự nhiên như ngô, cám, rau xanh hoặc phụ phẩm nông nghiệp, do đó thịt thơm ngon, ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Để hiện thực hóa lợi ích chăn nuôi bền vững lâu dài của gà thả vườn sạch, Hà Nội đã tạo dựng thành công các nhãn hiệu tập thể nổi tiếng trên thị trường như “Gà Mía Sơn Tây”, “Gà đồi Sóc Sơn” và “Gà đồi Ba Vì”.
Mô hình chăn nuôi gà thả vườn của thành phố
Thành phố cũng đã xây dựng dựng được 21 chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm. Trong đó có một số mô hình chuỗi chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm thịt gà hoạt động tương đối hiệu quả.
Thứ nhất phải kể đến chuỗi sản xuất và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây do Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây tổ chức với trên 30 hội viên, quy mô nuôi thường xuyên 100.000 con (80.000 gà đẻ và 20.000 gà thịt). Mô hình đã chuẩn hóa quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học và xây dựng được quy chế quản lý chuỗi, chất lượng sản phẩm, hàng tháng cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con giống 1 ngày tuổi và 3.000 kg gà Mía thịt chất lượng cao.
Chuỗi chăn nuôi – tiêu thụ ngày càng phát triển
Thứ hai là chuỗi sản xuất và tiêu thụ gà đồi Ba Vì do Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì tổ chức. Chuỗi đã thu hút và lựa chọn được 65 hộ chăn nuôi, 1 cơ sở giết mổ, 1 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tham gia liên kết chuỗi với quy mô chăn nuôi thường xuyên khoảng 700.000 con.
Chuỗi đã bước đầu xây dựng được kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt được giết mổ, đóng gói đảm bảo ATTP mang nhãn hiệu “Gà đồi Ba Vì” qua hệ thống cửa hàng tiện ích và hệ thống nhà hàng tại khu vực nội thành Hà Nội. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này đạt khoảng 3 tấn/tháng.
Thứ ba là mô hình chuỗi chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn do Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn tổ chức, thu hút 60 hộ chăn nuôi, 1 cơ sở giết mổ, 1 Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tham gia liên kết với quy mô thường xuyên đạt 30.000 con gà thịt, cung cấp cho thị trường trên 300 kg /ngày.
Chuỗi sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
Bên cạnh những chuỗi do các hội chăn nuôi sáng lập còn có chuỗi do doanh nghiệp sáng lập. Chuỗi thực phẩm sạch 3F được hình thành trên cơ sở liên kết hợp tác giữa Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm 3F (đơn vị giết mổ, chế biến và tiêu thụ) với các trại chăn nuôi lợn, gia cầm tại huyện Thạch Thất, TP Hà Nội và một số huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Nhờ tiềm lực kinh tế nên quy mô và năng lực sản xuất của chuỗi này khá lớn với 1 nhà máy giết mổ, 200 trang trại gà, sản lượng cung cấp và tiêu thụ đạt 2,05 tấn thịt, 100.000 quả trứng gà/ngày.
Bảo tồn và phát triển giống gà Mía thả vườn
Những năm vừa qua, do tốc độ công nghiệp hóa trong chăn nuôi; nên một số giống gen nhập ngoại phát triển mạnh. Các nguồn gen nội địa có nguy cơ mai một trong đó có gà Mía. Gà Mía là giống gà thịt cổ truyền nổi tiếng. Tuy không xác định từ đời nào; nhưng gốc tích gắn liền với tập quán văn hoá địa phương tại làng cổ Đường Lâm. Chất lượng thịt của chúng rất thơm ngon; nên xưa kia được dùng làm lễ vật có giá trị dâng lên cung tiến cho vua.
Để bảo tồn và phát triển giống gà Mía, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định công nhận là một giống nằm trong danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm. Từ năm 2012 đến nay, UBND Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển chăn nuôi. Đi theo hướng ấy, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng những mô hình nuôi gà Mía thuần thả vườn; thay vì gà Mía lai như trước đây. Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội là đơn vị được giao nhiệm vụ; duy trì chọn lọc, nuôi giữ giống gà Mía cung ứng 2.241.287 con giống ra thị trường. Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn có nhiều cơ sở nuôi giống, ấp trứng cung cấp gà giống gà Mía thuần khác.
Gà mía trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, có hiện tượng gà Trung Quốc giả làm gà mía. Chỉ với 130.000 đồng/con, người tiêu dùng đã có một con gà mía luộc sẵn chỉ việc thưởng thức. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương buôn gà có kinh nghiệm nghi ngờ; đây là loại gà nhập từ Trung Quốc. Để bảo quản về đến Việt Nam sẽ cần rất nhiều loại hương liệu. Gà mía Trung Quốc có giá 45.000-50.000 đồng/kg. Loại gà này đã qua sơ chế này được nhập khẩu và bảo quản thời gian dài; trước khi bán cho người dùng.
Gà công nghiệp lông ít, mỡ nhiều, nấu lên nhiều nước. Thịt bở nên rất dễ phân biệt với gà ta. Còn gà mía Trung Quốc da giòn, thịt dai, trọng lượng lại thấp rất giống với đặc điểm gà ta; nên người tiêu dùng khó phân biệt được. Thịt gà này có da dai, giòn tuy nhiên thịt không thơm, nước không ngọt. Gà Trung Quốc da giòn, thịt dai, trọng lượng lại thấp. Rất giống với đặc điểm gà ta nên người tiêu dùng khó phân biệt được. Gà Trung Quốc là gà già lại nuôi nhốt lâu trong chuồng để lấy trứng; nên lông xù xì, màu nâu, trọng lượng tương đối. Gà ta lông vàng óng mượt, mào đỏ.
Những khó khăn trong việc nuôi gà Mía
Tuy nhiên, việc phát triển đàn gà Mía vẫn còn nhiều khó khăn. Như phần lớn chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ trong nông hộ. Năng suất chất lượng và hiệu quả chưa cao với quy trình và phương thức khác nhau; nên việc kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm khó khăn. Các cơ sở sản xuất, cung ứng giống gà Mía đảm bảo chất lượng chưa nhiều. Hiện mới có đàn gà của HADICO là được công nhận đàn giống gốc. Nên không đủ giống thuần chủng cấp cho người chăn nuôi. Công tác truyền thông, tuyên truyền quảng bá thương hiệu sản phẩm gà Mía còn hạn chế…
Kế hoạch chăn nuôi gà thả vườn trong tương lai
Bởi thế mà định hướng phát triển trong thời gian tới của Hà Nội sẽ là tập trung duy trì chọn lọc đàn gà giống gốc sản xuất giống bố mẹ và giống thương phẩm cung cấp ra thị trường. Phát triển chuỗi và liên kết chuỗi gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà Mía trên địa bàn Thành phố và các tỉnh. Phát triển ổn định về quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng đối với chuỗi liên kết nêu trên. Với mục tiêu các sản phẩm của chuỗi đều an toàn; kiểm soát được chất lượng và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết khép kín; từ sản xuất sơ chế bảo quản tiêu thụ sản phẩm. Theo hướng cung cấp sản phẩm tại các địa phương; và liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp tiêu thụ. Phát triển các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể của từng chuỗi liên kết. Đối với chăn nuôi và định hướng thị trường; cho các chuỗi phù hợp với năng lực sản xuất, nhu cầu của thị trường. Tổ chức liên kết với các cơ sở giết mổ, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài Thành phố.