Theo các chuyên gia chăn nuôi, thời tiết nắng nóng là yếu tố dẫn đến một số bệnh khá nguy hiểm trên đàn gà. Nặng có thể chết hàng loạt, nhẹ khiến gà bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về các bệnh gà thịt thường gặp trong mùa hè nắng nóng để phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Hôm nay rscheman.com sẽ đưa ra một số bệnh thường gặp trong mùa hè nắng nóng, cách phòng và chữa trị hiệu quả, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn nuôi gà.
Bệnh cầu trùng ở gà
Gà bị bệnh cầu trùng có khả năng chết cao. Gà nhiễm bệnh ốm yếu, sệ cánh, bỏ ăn; đi lại loạng choạng, hậu môn có lẫn máu. Gà mắc bệnh có thể chết ngay sau 2 đến 7 ngày.
Cách điều trị: Sử dụng các loại thuốc: Rigecoccin, EsB3 Coccistop-2000,Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng thuốc Rigecoccin, Furazolidon trộn vào thức ăn 35 – 40 g/tạ, hoặc trộn với cơm, viên lại đút cho gà ăn (gà nuôi ở hộ gia đình) cho đến lúc khỏi bệnh.
Bệnh bạch lỵ thương hàn
Bệnh bạch lỵ hay còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng, đây là bệnh truyền nhiễm lây lan ở gia cầm. Gà bị bệnh sẽ ủ rũ, xoắn cổ, gác mỏ, bụng phình to, chướng lên, đi lại khó khăn, phân gà chủ yếu có màu trắng, loãng.
Cách điều trị: Cách ly chuồng trại và sử dụng thuốc Ampicolin 1g/2lit, bcomplex; men tiêu hóa (thời gian dùng thuốc là 7 ngày đến 10 ngày) cho gà.
Hiện tượng gà bị khô chân
Gà bị khô chân là căn bệnh phổ biến ở cả gà lớn và gà con. Gà bỏ ăn, mất nước, gầy gò, chân và co quắt lại.
Phương pháp điều trị: Khử trùng chuồng trại sạch sẽ, sử dụng kháng sinh Enroseptyl-A. Và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà. Đối với gà nhiễm bệnh bà con cần cho gà uống Dizavit-plus, 2g/1 lít nước, dùng liên tục 5 ngày đêm.
Bệnh giun sán ở gà vào mùa hè
Gà bị giun sán sẽ tự nhiên bị còi cọc, xơ xác, chậm chạp. Trong thời gian dài gà ăn không lớn. Kèm theo hiện tượng phân loãng có máu, có thể thấy nhiều đốm trắng trong phân.
Phương pháp điều trị: Ngay lập tức cách ly những con gà bị bệnh để tránh hiện tượng ấu trùng phát tán rộng. Sử dụng thuốc đặc hiệu Arecolin hoặc Bromosalaxilamit chuyên diệt sán, xem hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo liều lượng.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm (Avian Pasteurellosis, Fowl Cholera) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm. Đây là bệnh mang tính địa phương, xảy ra khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến hơn ở các nước vùng nhiệt đới và trầm trọng. Gây thiệt hại lớn hơn là ở vùng ôn đới.
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn này có nhiều chủng; xảy ra ở các loài gia cầm, nhưng phổ biến nhất ở gia cầm trên một tháng tuổi.
Triệu chứng: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở hai thể:
- Thể cấp tính: gia cầm chết đột ngột, mào tím, đi lại chậm chạp, liệt chân hoặc liệt cánh; phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi; thở khó, chảy nước mũi, nước miếng. Khi vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết sẽ làm cho gia cầm chết nhanh.
- Thể á cấp tính: tích sưng, viêm khớp, bại liệt; mắt sưng viêm kết mạc mắt. Ở gia cầm đẻ tỷ lệ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng. Ở Việt Nam, khi gia cầm bị bệnh tỷ lệ chết đến trên 90%.
Phòng bệnh : Sử dụng vắc xin phòng bệnh: trên 1 tháng tuổi tiêm vắc-xin keo phèn 0,5 ml/1 con và nhắc lại lần thứ hai sau 4 – 6 tháng. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; định kỳ phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi 1-2 tuần/1 lần; chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho gia cầm.