Bệnh sưng phù đầu (Bệnh Coryza) là một trong những bệnh thường gặp ở gà. Gà bị phù nề đầu và chảy nước mũi. Do một loại vi khuẩn có tên là Haemophilus Paragallinarum gây ra. Bệnh này thường gây sưng phù ở đầu, mắt và mặt của gà. Khiến gà bị giảm thị lực nghiêm trọng, khó ăn uống và hoạt động. Nếu không biết điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa trị bệnh sưng đầu gà? Hãy cùng xem những chia sẻ sau đây của rscheman để hiểu hơn nhé!
Bệnh sưng phù đầu (Coryza) ở trên gà là gì?
Bệnh Coryza hay còn gọi là viêm xoang truyền nhiễm hoặc sổ mũi truyền nhiễm là bệnh cấp tính do vi khuẩn Haemophilus paragalinarum gây ra. Bệnh có thể lây lan rất nhanh trong đàn trong vòng 1-2 ngày. Gia cầm mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh tuy nhiên thường xảy ra ở gia cầm trên 2 tháng tuổi và gia cầm càng lớn tuổi càng dễ nhiễm bệnh.
Bệnh được thấy ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những trang trại chăn nuôi gà dạng gối đầu. Bệnh lây lan rất nhanh và gây giảm ăn nhưng thường ít gây chết. Tỷ lệ chết do bệnh thường dưới 5%, trường hợp không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả trong thời gian dài dẫn đến nhiễm ghép các bệnh khác mới gây tăng tỷ lệ chết.
Triệu chứng của bệnh
- Xuất huyết xoang dưới mắt và mũi.
- Sưng tích.
- Hắt hơi
- Tiêu chảy nhẹ.
- Giảm trọng lượng
- Giảm sản lượng trứng 10-40%.
- Ăn kém
Bệnh tích của bệnh
- Viêm có bã đậu mũi và xoang.
- Viêm kết mạc mắt.
- Mí mắt dính lại với nhau.
- Bã đậu trong xuất hiện trong xoang mũi và dưới mắt.
- Viêm khí quản.
Chẩn đoán bệnh
Chủ yếu dựa trên các triệu chứng và bệnh tích trên lâm sàng (tập trung ở xoang dưới mắt và xoang mũi).
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh | Đặc trưng |
Sưng phù đầu (Coryza) | Bã đậu tập trung ở xoang mũi và xoang dưới mắt, chết ít |
Hội chứng sưng phù đầu do APV | Viêm kết mạc mắt nặng và bã đậu dưới da đầu |
Newscatle – Dịch tả | Dịch nhầy, nhớt nhiều trong xoang miệng, tỷ lệ chết cao |
Viêm thanh khí quản truyền nhiễm – ILT | Xuất huyết nặng khí quản, tỷ lệ chết cao |
Viêm phế quản truyền nhiễm – IB | Viêm có bã đậu tại ngã 3 khí-phế quản, tỷ lệ chết cao |
Điều trị bệnh
Bệnh xảy ra ở dạng cấp tính, tuy nhiên tỷ lệ chết thấp và dễ điều trị nếu chẩn đoán đúng bệnh.
Loại thuốc dùng | Liều dùng | Số ngày điều trị | Thời gian sử dụng |
Oxomid 20 | 1g/13.5kg thể trọng | 5 ngày | 8 tiếng/ngày |
Tri-Alplucine | 1g/20kg thể trọng | 5 ngày | 8 tiếng/ngày |
Maxflor 10% PSP | 1g/3.5kg thể trọng | 5 ngày | 8 tiếng/ngày |
Lưu ý trong cách trị bệnh sưng phù đầu ở gà
- Các sư kê cần phải cách ly những con gà bệnh khỏi gà khỏe mạnh. Để tránh tình trạng lây lan trong đàn.
- Vệ sinh chuồng trại, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống. Để tránh gà ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn.
- Việc phát hiện bệnh sớm để có những hành động chữa trị kịp thời. Là điều cực kì quan trọng.
- Bổ sung dinh dưỡng là điều cần quan tâm. Để gà nhanh chóng phục hồi lại sức đề kháng tốt hơn.
- Nên chú trọng công tác phòng bệnh cho gà. Bởi điều này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và giảm thiệt hại kinh tế hơn cho sư kê.
Cách phòng bệnh sưng phù đầu ở gà
Phòng bệnh luôn là phương pháp an toàn cho các chủ nuôi. Bởi đối với những bệnh có khả năng lây truyền thì tỷ lệ thiệt hại kinh tế là rất cao. Do đó chủ nuôi cần:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm thấp.
- Vệ sinh máng ăn, nguồn nước phải sạch.
- Khử trùng theo định kỳ bằng vôi bột hoặc thuốc khử trùng
- Thường xuyên bổ sung Vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa và các loại thuốc bổ gan, giải độc để gà tăng sức đề kháng.
- Khi phát hiện gà nhiễm bệnh sưng phù đầu ở gà. Cần tách ly gà bị bệnh và gà khỏe ngay lập tức. Chuồng gà bị bệnh cần được khử trùng trong khoảng thời gian quy định để vi khuẩn bị diệt hết mới được cho gà ở lại.
- Bệnh sưng mặt phù đầu ở gà cần sự chuẩn đoán chính xác, phát hiện nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của gà và cách chăm sóc của chủ nuôi.