Cá tầm được biết đến là một loại cá có nguồn gốc từ xứ lạnh với giá trị dinh dưỡng vô cùng cao. Đây là loại cá được đưa vào nuôi thử nghiệm ở nước ta từ năm 2005 và tập trung chủ yếu ở các vùng núi có nhiệt độ nước thấp, phù hợp với đặc tính của cá tầm. Hiện nay ở nước ta đang nuôi hai loài cá phổ biến là cá tầm Seberia và cá tầm Trung Quốc. Tỉnh Bắc Ninh hiện có hơn 2.000 lồng cá trên sông. Để khai thác tốt tiềm năng, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh xây dựng mô hình, đưa các giống thủy sản mới có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào nuôi, trong đó có mô hình nuôi cá tầm trên sông Đuống.
Mô hình nuôi cá tầm trên sông Đuống ở Bắc Ninh
Tháng 6/2019, Chi cục Thủy sản Bắc Ninh triển khai đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá tầm Siberi (Acipenser baerii). Một thương phẩm bằng lồng trên sông tại huyện Thuận Thành và Gia Bình”. Sau gần 2 năm triển khai, có thể khẳng định nuôi cá tầm bằng lồng trên sông Đuống là hướng đi mới, giúp người nuôi trồng thủy sản. Từ đó nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Hai hộ tham gia mô hình là Hoàng Huy Tập, thôn Đồng Đoài, xã Đại Đồng Thành (Thuận Thành). Và Đào Ích Thình ở thôn Chi Nhị, xã Song Giang (Gia Bình). Trong đó mỗi hộ nuôi 2 lồng, kích thước 6m x 12m x 3m. Mật độ thả 30 con/m2 sàn đáy lồng.

Thực tế cho thấy, cá tầm có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở sông Đuống. Bởi nhiệt độ nước sông tại vị trí đặt lồng với độ sâu từ 3,5 m trở lên. Rất phù hợp cho cá tầm sinh trưởng (nhiệt độ từ 8 – 250C). Nhờ tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật trong các khâu nuôi và kinh nghiệm sẵn có. Sau 12 tháng, cá nuôi của gia đình ông Tập đạt khoảng 1,8 – 2,5 kg/con. Tại hộ ông Thình cá hiện có trọng lượng gần 3 kg, ăn khỏe, lớn nhanh. Hứa hẹn cho thu nhập cao bởi giá cá hiện đạt 180.000 – 200.000 đồng/kg.
Ứng dụng công nghệ trong mô hình nuôi cá
Cùng với các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao trong ao đất, các mô hình nuôi thủy sản giống mới bằng lồng trên sông. Kết quả khả quan của đề tài Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá tầm thương phẩm bằng lồng trên sông mở ra triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập có giá trị, mô hình còn bổ sung cơ cấu giống thuỷ sản của tỉnh. Hướng tới mục tiêu đa dạng nguồn hàng hoá thương phẩm. Và đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.

Từ hiệu quả của mô hình thử nghiệm; cần khuyến khích người dân đẩy mạnh khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là với các loại cá đặc sản như cá tầm, cá lăng, cá chiên… nhằm tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Đồng thời tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Đây cũng là nguồn tạo ra sản phẩm có ý nghĩa xã hội cao. Đây là nguồn thực phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, nuôi cá tầm cần vốn đầu tư lớn cho con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất…