Gà chọi bị sổ mũi – chảy nước mắt nước mũi là một căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận ở vùng đầu như mắt, mũi, tai…gây nên các triệu chứng như sưng phù ở đầu. Bệnh này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gà chiến, gây giảm sút thể lực, tầm nhìn làm mất đi cơ bắp và cướp đi khả năng chiến đấu. Chữa trị bệnh này cũng không phải là chuyện đơn giản. Gà bị sổ mũi sưng mặt là một triệu chứng gà có vấn đề về hệ hô hấp. Đặc biệt là phần nước dãi này lại có mùi hôi thối và khá khó chịu. Nếu không được phát hiện sớm thì rất có thể gà chọi sẽ bị ốm nặng hơn và khó có thể chữa khỏi được. Tìm hiểu chi tiết cùng rscheman.com nhé!
Triệu chứng gà bị sổ mũi sưng mặt
Với những người nuôi gà chọi thì có thể nhận biết dễ dàng hơn. Do ngày nào cũng tiếp xúc thường xuyên với gà chọi của mình. Tuy nhiên với những người nuôi số lượng lớn thì việc này khá khó. Có thể phát hiện ra với một số triệu chứng cơ bản như sau.
- Gà bị sổ mũi với các dịch từ mũi, mồm chảy ra liên tục. Khi mới phát hiện có thể sẽ ít hơn nhưng khi đã phát hiện chảy nhiều thì có thể bệnh đã nặng hơn.
- Gà bị sưng mặt với các u cục nổi lên trên bề mặt. Khiến mặt gà dần dần biến dạng.
- Gà thở khò khè do xuất hiện đờm ngăn cản khả năng hô hấp.
- Gà thường ho, vảy mỏ, đầu để loại bỏ đờm, sổ mũi này.
- Chất đờm có mùi hôi thối khó chịu. Trong hơi thở của gà cũng có thể có những mùi này.
Với những triệu chứng như trên thì hoàn toàn có thể gà đã bị sổ mũi sưng mặt và sâu bên trong là bệnh khác nữa.
Nguyên nhân gà bị chảy nước mũi
Có thể gà bị sổ mũi khò khè là do yếu tố môi trường bình thường. Nhưng cũng có thể là do các bệnh lý khiến chúng bị ảnh hưởng, triệu chứng sổ mũi chỉ là triệu chứng ban đầu mà thôi.
Với những cá thể gà yếu không đủ lực sức khỏe hoàn toàn có thể bị bệnh này. Chúng cũng giống với con người khi những cá nhân yếu thường xuyên bị sổ mũi, ốm cảm vặt khi thay đổi thời tiết. Một số nguyên nhân dẫn tới sổ mũi thông thường như sau:
- Môi trường sống chuồng trại quá bẩn. Không được vệ sinh quá ẩm thấp nên sinh ra những nấm mốc gây khó khăn cho gà thở, hô hấp.
- Nhiệt độ của môi trường quá thấp hoặc thay đổi đột ngột khiến cơ thể gà không thể thích nghi được.
- Gà sau khi được vần hơi, vần đòn hoặc tham gia các trận chiến không được vệ sinh, vỗ dãi đầy đủ. Dẫn tới bị hen và có đờm.
Song hành với bệnh gà sổ mũi thông thường còn có thể do truyền nhiễm. Loại sổ mũi truyền nhiễm do bệnh Coryza do virus Haemophilus paragallinarum gây ra. Loại virus này có khả năng lây lan nhanh nếu không được phát hiện và cách ly kịp thời. Nhất là những vật trung gian truyền bệnh như chim hoang hoặc nuôi nhiều cá thể gà khác loại với nhau. Gà bị dính virus này sẽ bị ủ bệnh trong khoảng 2-3 ngày và bắt đầu phát bệnh.
Cách điều trị khi gà bị sổ mũi
Quá trình điều trị phải được diễn ra theo đúng quy trình và sử dụng các loại thuốc đạt chuẩn theo đúng một tỷ lệ thích hợp để tránh trường hợp thuốc quá mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chiến kê. Tùy thuộc vào số lượng của gà chiến mà sẽ cho những cách điều trị phù hợp vừa tiết kiệm chi phí mà lại vừa tiết kiệm thời gian.
Chữa gà chọi bị chảy nước mũi có lượng ít
– Sử dụng Linco-gen tiêm 1 lần 1 ngày
– Thuốc vidan-T kết hợp với thuốc T.C.K hoặc loại thuốc Kanamycin 10%
Hai loại thuốc này khuyến cáo nên dùng từ 3-4 ngày, tiêm vào bắp của gà chiến. Nếu không khỏi cần phải hỏi lại bác sĩ để kiểm tra và đưa ra kết luận có nên sử dụng tiếp hay không.
Dưới đây là 2 phác đồ đùng cho việc chữa trị gà bị chảy nước mũi có mùi hôi với quy mô số lượng lớn. Tùy thuộc vào cách lựa chọn và thể trạng của gà để đưa ra cách chữa trị cho hợp lý.
Phác đồ 1: Sử dụng T.Coryzin và Super – Vitamin pha vào nước cho gà uống liên tục từ 3-4 ngày
Phác đồ 2: Sử dụng Sutrim.NT và Doxyvit Thái pha vảo nước cho gà uống trong 4 ngày
Ngoài việc tuân thủ về cách điều trị theo ý kiến của chuyên gia thì môi trường sống cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi, giảm thiểu lây truyền bệnh giữa các chiến kê về sau.