“Giống là tiền đề còn thức ăn là cơ bản”. Đây được xem là 2 yếu tố rất quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ở trong công tác chăn nuôi gia súc gia cầm. Với vịt đẻ trứng cũng không là ngoại lệ. Một trong hai điều kiện trên nếu không đạt tiêu chuẩn thì hiệu quả thu được sẽ không được như mong muốn của người chăn nuôi. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như: chuồng trại, mật độ, chăm sóc, vệ sinh thú y… nếu áp dụng đúng kĩ thuật nuôi thì vịt mới có thể đạt sản lượng trứng như mong muốn. Tìm hiểu cách nuôi vịt đẻ trứng trong bài viết dưới đây.
Cần chuẩn bị những gì để vịt sống tốt và đẻ trứng?
Các giống vịt đẻ đang nuôi ở Việt Nam rất đa dạng, như các giống địa phương: Vịt Cỏ, Vịt Bầu, vịt Bắc Kinh,… Vì vậy, người nuôi cần tìm hiểu kĩ đặc điểm, tính cách của mỗi loài để có thể lựa chọn được vịt giống tốt nhất. Nuôi vịt đẻ trứng không khó lắm, nhưng đòi hỏi nắm vững kỹ thuật, người nuôi cần phải chú ý từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc cũng như cách phòng trừ dịch bệnh, quan trọng nhất là khâu chọn giống.
Nếu chọn được con giống tốt sẽ cho sản lượng trứng cao. Từ khi bắt giống về nuôi đến khoảng 4 – 4,5 tháng là vịt bắt đầu cho trứng và đẻ liên tục trong vòng khoảng 2 năm. Cứ 10 con mái thì nuôi kèm 1 trống để phối giống. Đặc biệt lưu ý, trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt. Cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng thường xuyên.
Để nuôi được vịt đẻ trứng cần chuẩn bị nơi chăn thả nhất là gần suối và mua dự trữ thóc trong thời kỳ vịt sinh sản vì lúc này vịt đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao và đầy đủ.
Các bước chăm sóc cho vịt đẻ trứng
Chuẩn bị làm ổ cho vịt
Bước 1: Chuẩn bị: Dự định mua trứng vịt về cho gà nhà tự ấp nở; thì phải chọn gà mái ấp là những con gà mái đã đẻ xong và đang đòi ấp. Thường là những con có đầu thon nhỏ, chân cao vừa phải, lông nhiều.
Chuẩn bị vật liệu làm ổ cho gà ấp trứng vịt là những cái sọt có chiều cao từ 30 – 40 cm; có đường kính từ 35 – 40 cm, một ít rơm khô, sạch chải trong ổ. Chuẩn bị lồng gà được đan bằng cây vầu hoặc cây sặt ở dưới đáy có lót cót đan cho kín.
Bước 2: Làm ổ và chuồng nuôi vịt. Làm ổ: Lấy rơm khô chải kín đáy sọt làm ổ sao cho đều; sau đó đặt ổ ấp ở nơi cao và kín đáo để tránh tác động của bên ngoài đến gà ấp.
Làm chuồng: Chuồng làm bằng tre đã trẻ thành những thanh nhỏ; ken dày có chiều rộng từ 1,5 – 2m, chiều dài từ 3 – 4 m, phía trên chuồng ken dầy và lợp bằng ranh cho kín. Hướng của chuồng đặt sao cho tiện chăm sóc; và cửa chuồng quay ra hướng chăn thả của đàn vịt để vịt tiện ra và vào chuồng.
Bước 3: Chọn mua trứng vịt và cho ấp. Chọn trứng vịt: Chọn những quả trứng mới đẻ, có sống, to; và sáng màu không bị vẩn đục ở vỏ. Khi cho gà ấp thì mỗi con gà ấp tốt nhất từ 10 đến 14 quả trứng; khi gà ấp được khoảng 15 ngày thì soi trứng xem có quả nào không đạt thì loại ra; để cho gà tập trung ấp trứng tốt.
Phương pháp chăm sóc vịt con
Bước 4: Chăn nuôi vịt con: Khi gà ấp được 30 ngày thì vịt con nở, cứ để cho gà mẹ ấp vịt con; cho đến khi lông khô hẳn thì cho vịt con vào lồng vẫn để cho gà mẹ ủ ấm vịt con trong lồng. Khi cho vịt con xuống nhớ lấy các vẩy sừng ở đầu mỏ của vịt; để cho vịt đỡ bị đau khi ăn thức ăn. Thức ăn của vịt con có thể là tấm gạo hoặc ngô xay nhỏ có chộn một ít nước.
Khi vịt con được 1 tuần tuổi thì có thể tách khỏi gà mẹ để nuôi dưỡng riêng. Chú ý giai đoạn này tránh cho vịt con bị ướt nước vì lông cuat vịt lúc này vẫn ngấm nước. Khi thấy ở đuôi vịt mọc những lông ống thì ta có thể nhổ đi; để chất dinh dưỡng tập chung vào cơ thể vịt cho vịt mau lớn.
Khi vịt nuôi đến 6 – 7 tháng là vịt đẻ, lúc này nếu đàn vịt có nhiều vịt đực thì nên bán bớt vịt đực đi chỉ để 1 con vịt đực tương ứng với 10 con vịt mái là đủ. Trong giai đoạn này nhớ thả vịt ra bãi chăn thả đều và cho vịt ăn đủ, đều bữa thì vịt mới đẻ đều.
Thức ăn của Vịt lúc này là cám gạo hoặc cám ngô nấu lên trộn với cấy chuối băm nhỏ; hoặc rau khoai lang như cám lợn, ngoài ra còn cho vịt đẻ ăn thêm thóc. Nuôi 1 năm cần tiêm phòng cho vịt 4 lần vác xin phòng bệnh; là tụ huyết trùng và dịch tả khi có thông báo của thú y thôn bản.