Gà chọi bị hen khẹc khiến cho gà khó thở và gây ảnh hưởng tới hô hấp của gà. Trong cổ họng gà lúc nào cũng trong tình trạng có đờm, khò khè và khó thở. Về lâu về dài có thể khiến cho gà chọi bị tổn lực và không thể hoạt động một cách bình thường. Vậy các chủ gà phải làm sao khi gà chọi của mình bị hen khò khè? Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách chữa cho gà chọi khò khè lên đờm nhanh và đơn giản nhất. Hãy cùng tìm hiểu cùng rscheman.com ngay thôi!
Bệnh hen ở gà chọi
Triệu chứng của bệnh
Đây là 1 loại bệnh truyền nhiễm, bệnh hen gà này do 1 loại virut có tên Mycoplasma gallicepticum gây ra ở mọi loại gà thuộc mọi lứa tuổi; nhiều nhất là ở loại gà thịt từ 4 – 8 tuần tuổi. Gà chọi bị bệnh hen này sẽ có biểu hiện dễ thấy nhất là khò khè suốt ngày; chảy dịch mũi, giảm ăn, nhanh gầy. Với gà đẻ bị hen thì giảm chất lượng và số trứng. .

Cũng giống như nhiều trường hợp bệnh hô hấp khác trên gà. Các chủ gà có thể dễ dàng nhận biết được gà của mình bị hen khẹc; khò khè khó thở bằng các triệu chứng bên ngoài.
Những con gà bị hen cũng giống như người khi khó khăn trong việc hô hấp. Các chất đờm chất đầy trong cổ họng khiến cho không khí khó có thể đi qua vào phổi được. Khi đó nhận biết gà bị hen bằng việc thở rất mạnh và khó khăn.
Nếu lắng nghe kỹ tiếng gà thở ra hít vào thì có nghe tiếng khò khè trong miệng hoặc cổ họng gà. Chúng chính là âm thanh không khí chui qua các chất đờm, nhầy gây ra. Nếu như tiếng khò khè này càng rõ tức là của chúng ta đã bị hen càng nặng.
Một triệu chứng nữa có thể nhận biết gà bị ho hen khẹc đó là hành động vẩy mỏ của chúng. Hành động này xuất phát từ việc ngứa, rát buồn trong cổ họng do đờm. Chính vì thế khi chúng vẩy mỏ là để loại bỏ những chất đờm nhầy trong cổ họng.
Nguyên nhân gà chọi bị hen
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gà chọi bị hen hoặc khò khè khó thở. Những nguyên nhân chính vẫn là do thể chất của gà và môi trường xung quanh.
Một phần nguyên nhân khiến những con gà chiến, gà chọi bị hen khẹc khò khè là do thể chất của gà. Khi thể chất gà yếu sẽ dẫn tới cơ thể chúng dễ bị nhiễm các bệnh liên quan tới hô hấp. Ngoài ra, chúng còn có thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác phổ biến trên gia cầm.
Môi trường xung quanh của gà cũng là yếu tố mà các chủ nuôi cần quan tâm. Khi điều kiện vệ sinh kém dẫn tới việc sinh ra các vi khuẩn, nấm mốc độc hại. Chúng làm cho gà không thể chống chọi được với các loại vi khuẩn này. Xâm nhập qua đường hô hấp hoặc ăn uống khiến gà bị nhiễm hen. Từ từ sẽ dẫn tới sinh ra đờm và khó thở.

Dùng thuốc chữa bệnh hen cho gà chọi
Khi phát hiện gà có triệu chứng của bệnh hen như miêu tả ở trên thì cần đồng thời dùng vacxin khống chế bệnh Niucatxơn và dùng thuốc điều trị bệnh hen CRD bằng cách là những loại gà dưới một tháng tuổi trở lại thì dùng vacxin Lasota, gà trên một tháng tuổi thì tiêm ngay vacxin H1.
Nếu gà trên một tháng tuổi mà chưa dùng loại Lasota lần nào thì trước hết cứ nhỏ Lasota cho gà đã; sau một tuần sau khi tiêm Lasota mới được tiêm vacxin H1. Đồng thời dùng thuốc điều trị bệnh hen gà CRD liên tục 5 – 7 ngày.

Dùng liên tục 5 – 7 ngày: Trị bệnh khi gà bị khò khè
– Cho gà bị bệnh uống một trong các loại kháng sinh như sau sau: Có thể dùng CRD-Pharm hoặc Corymax-pharm (1g/1lít nước), D.T.C Vit (2g/1 lít nước) để diệt vi khuẩn 1 cách triệt để cho gà chọi.
– Gà bị hen cho uống kèm thuốc Phartigum B (khoảng 2g/1lít nước) để gà giảm đau hạ sốt đi và cho uống cả thuốc Phar-pulmovet (1ml/lít nước) để gà dễ thở.
Sử dụng thuốc hen cho gà
– Cho toàn đàn gà uống 4 ngày thuốc kháng khuẩn Pharpoltrrim để tránh lây nhiễm vào nhau (10g/6lít nước uống).
– Uống thuốc kháng khuẩn phối hợp tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP) với những loại thuốc long đờm là Phar-pulmovet thì nên cho uống 1 lần/ngày, nếu cần tiêm thì nhắc lại sau 24 giờ.
Dùng các loại thuốc đặc trị hen gà chọi
– Cho gà uống kháng sinh Phargentylo-F (đặc trị hen gà, khẹc vịt), Cho 5ml/1 lít nước hoặc nhỏ trực tiếp vào mắt gà khoảng 5 giọt/kgP/lần,nhỏ 2lần/ngày để diệt vi khuẩn cho gà.
– Cho gà uống các loại thuốc như Pharbiozym và Phartigum B; dùng 2g(mỗi loại)/1lít nước để làm giảm đau cho gà, hạ sốt, tăng cường tiêu hoá, sức miễn dịch.
Tiêm thuốc kháng sinh trực tiếp cho gà chọi
Nếu không cho gà uống thuốc thì có thể cho gà tiêm bắp 3 ngày kháng sinh Combi-pharm (1ml/7,5kgP/lần) hoặc cho tiêm thuốc Phar-combido (1ml/2,5kgP/lần), 1 lần/ngày. Dùng dung dịch sinh lý hoặc là nước cất pha loãng để dễ chia liều tiêm nhiều lần.
Chú ý khi chữa bệnh hen cho gà chọi
– Có thể chia đôi lượng thuốc cho gà hen dùng trong cả ngày cho uống trong vòng vài 3 giờ buổi sáng và vài 3 giờ buổi chiều; giữa 2 đợt dùng thuốc kháng sinh cho uống điện giải vitamin (loại Dizavit-plus, khoảng 2g/lít nước) và men sống (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/lít nước).
– Sau đợt dùng kháng sinh thì cần cho đàn gà này uống thêm Phar-boga T (1g/lít nước) để giải độc gan và rửa thận cho gà bệnh.
Trên đây là 1 vài loại thuốc cách dùng mà mình chỉ ra cho các bạn để giải đáp về cách chữa bệnh hen ở gà chọi.