Chăn nuôi gà chọi là một trong những công đoạn khó khăn và đặc biệt hơn so với các loại gà khác. Nếu bạn không biết những kinh nghiệm nuôi gà chọi hiệu quả thì chú gà của bạn sẽ không đảm bảo sức khỏe và thể lực tốt nhất. Ngược lại, nếu bạn biết những kỹ thuật chăn nuôi gà chọi hiệu quả và áp dụng chúng thành công thì chú gà chọi của bạn sẽ khỏe mạnh và nhiều sức đề kháng hơn, khả năng thắng trong các trận đấu đá gà cũng sẽ cao hơn. Tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật những kỹ thuật về chăn nuôi gà chọi ngay nhé!
Những kỹ thuật nuôi gà chọi hiệu quả
Nuôi gà chọi đòi hỏi người nuôi phải đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc. Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi gà chọi mà bạn nên biết.
Những kỹ thuật trong chế độ dinh dưỡng khi nuôi gà chọi
Để giúp gà khỏe mạnh và nhanh lớn, có sức khỏe tốt. Thì cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho gà. Thức ăn chính của gà là các loại hạt ngũ cốc. Ngoài ra nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như thằn lằn, giun, dế… Nên cho gà ăn làm hai bữa trong ngày vào 9 giờ sáng và 5 giờ chiều, mỗi lần cho ăn khoảng 3/4 diều.
Đối với gà con, bạn nên nuôi thả dông để chúng ăn tự do. Gà tách mẹ ngoài hai bữa chính thả chúng tự đi tìm thức ăn. Đối với gà trưởng thành nên bổ sung thêm rau cỏ, cà chua, chuối sứ. Ngoài ra nên bổ sung 1,2 bữa lươn hoặc thịt bò mỗi tuần.
Những kỹ thuật nuôi gà chọi với các loại thức ăn phù hợp
Khi gà đến giai đoạn có thể cho chiến đấu thì cần đặc biệt lưu ý đến thức ăn chăn nuôi của gà. Thóc cho gà chọi ăn cần được đãi sạch vỏ chấu. Rồi cho vào nước ngâm khoảng 8-12 tiếng rồi xả bằng nước sạch sau đó cho ra giá để ráo. Trộn thóc vơi men tiêu hóa và các loại vitamin mua ở các hiệu thuốc thú y. Và thực hiện đúng liều lượng được bác sĩ thú y tư vấn. Mỗi ngày cho gà uống nước hai lần vào sáng và tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước.
Cho uống 2-3 viên thuốc bổ nhóm B mỗi tuần. Và cho ăn thêm vài nhánh tỏi tươi giúp gà tránh gió và tăng cường tiêu hóa.
Buổi sáng cho gà ăn thóc, buổi chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ. Và buổi tối trước khi gà đi ngủ cho ăn thóc sau đó cho uống nước.
Kỹ thuật chăm sóc gà chọi đúng cách
Khi gà đã đủ lông và cứng cáp. Thì người nuôi cần phải chăm chút cho vẻ ngoài của chúng bằng cách tỉa bớt lông phần cổ, lông nách và lông ở hậu môn, hớt sạch lông ở phần đầu. Lấy ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau. Kèm theo một ít rượu và nước sau đó tẩm hỗn hợp này lên thân gà.
Khi gà chọi trưởng thành bạn có thể cho chúng tham gia chiến được. Tuy nhiên chỉ nên cho chúng chọi nhau vào khoảng thời gian từ tháng chạp đến tháng 4 âm lịch. Lý do là sau tháng 4 gà sẽ thay lông và thời gian này chúng không thể chiến đấu bình thường được.
Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho gà. Khi lông gà khô ráo thì ôm bóp vào nghệ cho chúng. Cách làm này giúp cho thịt con gà săn lại, tăng khả năng chống đỡ được các đòn địch.
Kỹ thuật huấn luyện gà chọi
Kinh nghiệm huấn luyện của người nuôi ảnh hưởng quan trọng đến khả năng chọi của gà. Không nên nuôi nhốt gà quá lâu mà nên thả chúng ra ngoài để cho chúng được linh hoạt, cơ bắp khỏe mạnh. Cần cho chúng luyện tập hàng ngày để chúng biết cách ra đòn tấn công và phòng thủ.
Điều kiện để cách nuôi gà chọi đẻ đạt hiệu quả cao
Kích thích hoocmon cho gà
Khi gà chọi đẻ được kích thích hoocmon. Thì trong quá trình sinh nở chiến kê sẽ tạo ra số lượng hoocmon rất lớn. Những hoocmon này có tác dụng làm mềm các mô và tăng độ đàn hồi cho chúng. Cũng bởi vậy mà điều này có thể tăng được số lượng trứng đẻ ra và chất lượng trứng đạt tốt hơn. Để có thể kích thích hoocmon cho gà. Anh em chỉ cần thực hiện những công việc vô cùng đơn giản là phơi nắng thường xuyên cho gà chiến.
Cung cấp đủ nước cho gà chọi đẻ trứng
Trong quá trình sinh nở, gà cần rất nhiều nước để đảm bảo chất lượng của quả trứng. Bởi vậy mà anh em cần phải nhanh chóng đáp ứng cho chiến kê. Nước uống cho gà chiến cần đảm bảo vệ sinh, cũng như bình chứa nước. Có một cách hay làm để giữ cho bình nước luôn sạch sẽ là anh em có thể pha thêm một chút giấm táo theo tỷ lệ 1:3 hoặc 1:4.
Giấm táo khiến cho những loại vi khuẩn nguy hiểm hoặc tảo không thể sinh sống. Bên cạnh đó giúp cân bằng lại độ pH trong nước. Không chỉ vậy, môi trường sống trong chuồng trại cũng cần phải được khử trùng liên tục và thường xuyên theo chu kỳ để gà đẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Chế độ ăn uống
Khác với nuôi gà để thi đấu hay nuôi gà con. Cách nuôi gà chọi đẻ cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Chế độ dinh dưỡng cũng sẽ có ảnh hưởng tới thế hệ con sau này. Cho nên, gà bố mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo thể trạng của gà chọi con đời sau.
Hy vọng bài viết trên đây của rscheman.com sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về nuôi gà chọi cũng như các kinh nghiệm trong chăn nuôi gà chọi nhé!