Thông tin được cập nhật gần đây nhất, việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có dấu hiệu giảm 11%. Và sang tháng thứ 5 vẫn tiếp tục giảm sâu hơn với mức 22%. Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc nhập khẩu thủy sản ở Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảm khá nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gì khiến cho việc nhập khẩu lại tiếp tục giảm đến như thế. Để hiểu rõ vấn đề này, ngay trong bài viết dưới đây hãy cùng rscheman.com theo dõi để nắm bắt được tình hình chi tiết hơn nhé.
Giảm nhập khẩu, người tiêu dùng Trung Quốc phải ăn cá đắt
Trong khi xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc giảm do gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tăng đáng kể thì người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn khi giá cá tăng gần 50% so với một năm trước. Theo Hiệp hội Tiếp thị và Chế biến Thủy sản Trung Quốc, trước đây cá là một trong những nguồn cung cấp protein rẻ nhất ở Trung Quốc, nhưng bây giờ giá cao hơn thịt gà và gần đây cũng cao hơn thịt lợn.
Theo đó, giá bán buôn trung bình của bốn loại cá nước ngọt do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc theo dõi đã tăng gần 40% so với năm 2020, một số loại cá phổ biến như cá trắm cỏ giá tăng mạnh hơn. Cuối tháng 8/2021, giá cá trắm cỏ tại Trung Quốc giao dịch ở mức 21,06 NDT (tương đương 3,27 USD)/kg, tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi thịt lợn giảm xuống còn 20,8 NDT/kg, giảm 60% trong năm 2021.
Giá cá tại Trung Quốc tăng do sản lượng cá nuôi trong nước giảm. Nguồn cung cá từ nhập khẩu cũng giảm sau khi Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu thủy sản từ nhiều nước do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên một số lô hàng.
Nhập khẩu thủy sản Trung Quốc liên tục giảm
Dưới đây là phỏng vấn của phóng viên Seafoodsource (PV) với Cui He – Tổng Thư ký của Hiệp hội Tiếp thị và Chế biến Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA), về những thay đổi về sản xuất và thương mại thủy sản của Trung Quốc trong bối cảnh Covid, sự chuyển đổi từ một nhà sản xuất hàng xuất khẩu giá rẻ sang thị trường cho các nhà chế biến trong nước.
Tình hình chung của nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc như thế nào?
Nhập khẩu thủy sản vào Trung Quốc giảm từ 15 đến 17% vào năm 2020. Và biên độ giảm sẽ tương tự trong năm nay. Khối lượng nhập khẩu vẫn chưa phục hồi như năm 2019. Tình hình dịch Covid vẫn còn nghiêm trọng ở một số nước xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Việc kiểm soát xuất khẩu từ Ấn Độ, Việt Nam và Ecuador chưa đủ chặt chẽ và Trung Quốc vẫn đang phát hiện virus ở trên bao bì thủy sản. Yêu cầu kiểm tra các lô hàng tại các cảng của Trung Quốc đã gây ra đình trệ lại tại các cảng nhập khẩu. Một số công ty có lô hàng bị phát hiện vi rút đã bị hạn chế xuất sang thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc xuất khẩu thủy sản ở Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục giảm?
Đại dịch đã cho thấy thị trường nội địa đang phát triển nhanh hơn xuất khẩu. Ngoài ra chi phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng lên đáng kể. Các công ty xuất khẩu nhận thấy họ có thể tạo ra lợi nhuận tốt hơn ở thị trường nội địa. Năm 2019, một container đến bờ đông Hoa Kỳ là 2.000 USD (1.700 EUR). Bây giờ là 10.000 USD (8.500 EUR). Vấn đề nữa là tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đồng đều. Ví dụ, nền kinh tế Ấn Độ không phát triển tốt như trước đây. Điều này có nghĩa là sức mạnh của người tiêu dùng sẽ ít hơn. Một container thủy sản xuất đi Trung Quốc, khi quay về không được chất đầy hàng như trước.
Liệu giá thủy sản ở Trung Quốc có tăng trong mùa hè không?
Giá vẫn ổn định đối với các loại cá biển quan trọng như cá bơn, cá mú, cá sủ vàng. Nhưng giá các sản phẩm nước ngọt tiếp tục tăng. Người tiêu dùng ở các tỉnh nội địa của Trung Quốc thích cá nước ngọt, trong khi các tỉnh ven biển thích cá biển. Từ tháng 3, chúng tôi đã thấy giá cá chép và cá da trơn tăng đến mức đáng ngạc nhiên. Nhưng bắt đầu từ tháng 8, là mùa sản xuất thủy sản bận rộn ở Trung Quốc, giá đã bắt đầu giảm trở lại.
Công ty thủy sản nội địa có xem đây cơ hội cho họ không?
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu và giá thủy sản của Trung Quốc tính đến năm 2019 thực sự khá nhanh. Chứng kiến sự tăng trưởng của thị trường thủy sản nội địa Trung Quốc. Các công ty thủy sản lớn của Trung Quốc có hai chiến lược. Một là xây dựng các kênh quốc gia để bán hàng vào thị trường nội địa. Chiến lược khác là đầu tư ra nước ngoài. Evergreen đã đầu tư vào Ai Cập và Ả Rập Xê Út. Các dự án được công bố gần đây của Evergreen sẽ tập trung vào thị trường nội địa. Evergreen trước đây là một công ty tập trung vào xuất khẩu. Trong những năm gần đây, công ty cũng đã giảm tỷ lệ xuất khẩu, chuyển sang bán hàng trong nước.
Trung Quốc sẽ làm gì để sản xuất nuôi trồng thủy sản trong nước?
Các chính sách môi trường của chính phủ Trung Quốc đã hạn chế hoạt động sản xuất của các công ty có tiêu chuẩn sản xuất không thân thiện với môi trường. Trung Quốc hiện đang áp dụng cách tiếp cận rằng nếu chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu địa phương và người dân địa phương. Thì không cần phải tiếp tục tăng sản lượng và chúng ta sẽ bảo vệ môi trường của mình hơn. Kể từ khi chính phủ bắt đầu thực hiện các chính sách của mình vào năm 2017, nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản không thân thiện với môi trường đã rút lui. Các trang trại nuôi trồng thủy sản chấp hành chính sách vẫn tiếp tục sản xuất.
Nhìn vấn đề này ở góc độ khác, chúng ta cần nhìn sang các nước khác. Chẳng hạn như các nước phát triển ở Châu Âu như Đan Mạch, Scotland, Pháp. Ở đó các công ty nuôi trồng thủy sản sử dụng các tiêu chuẩn và hệ thống. Sự khác biệt lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển như Trung Quốc là quy mô. Trung Quốc có nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô gia đình; các cơ sở không có tổ chức và không thân thiện với môi trường. Chúng ta nên nghiên cứu Châu Âu. Các trang trại do gia đình điều hành sẽ không thể thích ứng với các phương tiện; hoặc thiết bị hiện đại như hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn. Các doanh nghiệp lớn có thể giữ các tiêu chuẩn sản xuất cao.