Chim trĩ là loài chim quý, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Để phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vào các mô hình kinh tế mới. Trong đó có nuôi chim trĩ. Chim trĩ có khả năng kháng bệnh cao, chịu nóng tốt nhưng chịu lạnh rất kém. Chim trĩ cũng dễ mắc một số bệnh trên gà như: Newcastle, Gumboro, bệnh cầu trùng, bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh thương hàn ở gà, v.v. Nghề nuôi chim trĩ ngày càng mở rộng và mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi, tuy nhiên bà con cần nắm vững cách phòng trị một số bệnh thường gặp ở chim trĩ thuần dưỡng dưới đây.
Bệnh Newcastle
Bệnh do virus gây ra, đặc biệt nguy hiểm đối với gia cầm và chim. Lây lan nhanh, mạnh ở mọi lứa tuổi, bệnh xảy ra quanh năm, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa. Phòng bệnh bằng cách không nuôi chung các lứa tuổi. Đảm bảo chuông nuôi, thức ăn, nước uống sạch sẽ ăn uống đủ chất đủ lượng. Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng vaccine phòng bệnh. Khi chim bị bệnh, nên thông báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở. Dùng vaccine cho những đàn chưa mắc bệnh, bổ sung thuốc bổ, tăng sức đề kháng cho đàn chim.
Cách ly đàn chim ốm, đốt xác chim ốm, chết hoặc chôn rồi rắc vôi bột. Không bán chạy chim ốm. Không được đến thăm các nơi nuôi chim khác. Sát trùng chuồng nuôi, sân thả chim, dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh hàng ngày. Thu dọn chất thải phân đem đốt hàng ngày. Rắc vôi bột để cách ly chuồng nuôi với khu vực xung quanh và rắc ở lối ra vào chuồng nuôi.
Bệnh do E. coli
Bệnh do Ecoli phát triển mạnh trong đường tiêu hóa của chim vì stress do vận chuyển hoặc xáo trộn đàn, tăng tiết độc tố vào máu làm chim bị trúng độc. Vi khuẩn E.coli thường trú trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn có sẵn ở ngoài môi trường. Tuy nhiên ch có một số Serotype gây bệnh. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn chim con hay nhiễm kế phát ngay sau bệnh CRD. Vì vậy có nhiều thể bệnh khác nhau. Tỷ lệ bệnh và chết tùy thuộc vào từng vùng, từng trại có biện pháp và vệ sinh khác nhau.
Bệnh thường xảy ra ở chim 1 – 120 ngày tuổi, đặc biệt ở chim con 1 – 10 ngày và 4 – 5 tuần tuổi khi vận chuyển đi xa và bị lạnh.
Phương thức truyền lây: Truyền lây qua trứng do cơ thể mẹ bị nhiễm bệnh.
Truyền lây qua đường hô hấp do chim bị bệnh CRD làm cho nêm mạc phế quản bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương vào cơ thể.
Truyền lây qua vỏ trứng do bị nhiễm bẩn từ phân hoặc môi trường ở chuồng trại bị nhiễm trùng.
Lây qua thức ăn và nước uống bị nhiễm trùng.
Bệnh tụ huyết trùng ở chim trĩ
Bệnh do vi khuẩn gây nên, chim các lứa tuổi đều mắc. Bệnh gây chết nhanh và nhiều trong cùng một thời gian. Bệnh hay tái phát trong cùng một khu vực. Bệnh có thể lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp, do thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, do tiếp xúc giữa con ốm với con khỏe. Dùng vaccine để phòng bệnh; Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ chuồng luôn khô ráo, thức ăn nước uống đảm bảo hợp vệ sinh. Có thể dùng các loại kháng sinh sau để điều trị bệnh: Tetracylin, Streptomycine, Coxsmix forte, Neotezol, Ampicillin, Enrofloxacin. Liều lượng và thời gian dùng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
Bệnh cầu trùng
Bệnh do một loại ký sinh trùng đặc biệt gọi là cầu trùng có kích thước rất nhỏ gây nên. Chim mọi lứa tuôỉ đều mắc, nặng nhất là giai đoạn 2 – 8 tuần tuổi. bệnh xảy ra quanh năm, nặng nhất vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm. Chim nuôi nhốt chật chội, đệm lót chuồng ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát. Bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống, chất độn chuồng… Cần đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Đặc biệt chú ý giữ cho lớp độn lót chuồng, sân chơi luôn khô ráo. Không nên nuôi chung chim các lứa tuổi, quét vôi để sát trùng nền chuồng trước khi đưa chim vào nuôi.
Rắc vôi bột trước cửa chuồng, định kỳ dùng thuốc ức chế cầu trùng để phòng bệnh cho chim có thể sử dụng một số các loại thuốc sau: Octamit, Rigecoxcin, ESB3… Sát trùng định kỳ 1 lần/tuần. Khi thời tiết ẩm ướt hoặc vào thời điểm có dịch bệnh gia cầm thì tăng cường 2 lần/tuần. Điều trị: Dùng các loại thuốc như trên với liều điều trị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng kết hợp Vitamin C, K và chất điện giải. Nhốt riêng những con bị bệnh nặng cho uống thuốc trực tiếp vào miệng sẽ nhanh khỏi. Thay độn chuồng mới, rắc vôi vào chỗ ẩm ướt.
>> Xem thêm chuyên mục các bệnh ở gia cầm tại đây.
Bệnh về đường hô hấp ở chim trĩ
Đây là một bệnh phổ biến trên gia cầm, xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm, nguyên nhân có thể do viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản, truyền nhiễm… Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài và thường xuyên kết hợp với E.coli. Bệnh đường hô hấp ở chim trĩ xảy ra khi có tác nhân tác động như thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, vệ sinh chuồng trại kém…
Sử dụng ngay kháng sinh nhạy cảm với bệnh hô hấp để điều trị. Dùng một trong các loại thuốc đặc trị như: Tylosin, Tylan, Tiamulin hoặc phối hợp với thuốc Genta – costrim, Doxygen, Gentadox, liều theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc (nếu phối hợp 2 loại thuốc: một loại thuốc đặc hiệu và thuốc kháng sinh thông thường thì liều mỗi loại giảm đi 1/2); có thể hòa nước uống hoặc trộn đều vào thức ăn.
Nếu bắt đầu dùng thuốc ngay khi phát hiện triệu chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài trong 7 ngày. Sử dụng thuốc kháng sinh Doxy – Hencoli với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị bệnh hen ghép E.coli. Bên cạnh đó, để điều trị bệnh có hiệu quả hơn cần kết hợp với sử dụng chất điện giải, men tiêu hóa, và các loại vitamin nhằm tăng sức kháng bệnh cho đàn chim trĩ. Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh là điều quan trọng, giúp chim nhanh hồi phục.