Viêm cơ ở tôm thẻ chân trắng (INMV) là một bệnh phổ biến xảy ra ở hầu hết các nơi trên thế giới. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Brazil vào năm 2002 trên tôm thẻ chân trắng, đến năm 2004 trở đi bệnh xuất hiện ở hầu hết các trang trại nuôi tôm ở đông bắc Brazil, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng là gì? Biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng? Hãy cùng rscheman đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng là một bệnh truyền nhiễm do các tác nhân virus IMMV gây ra. Đây là loại virus có vật chất di truyền là ARN mạch đôi, chúng có kích thước 7.560 bp, cấu trúc không có lớp màng bao.
IMMV thường gây tỷ lệ chết cho tôm thẻ chân trắng nằm trong khoảng từ 40 – 70% quần đàn. Trong điều kiện phòng thí nghiệm đã cho thấy IMNV có khả năng cảm nhiễm với hai loài tôm, tôm xanh Nam Mỹ (Penaeusstylirostris) và tôm sú (Penaeus monodon). Nhiệt độ và nồng độ muối được xem là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến quá trình bộc phát của bệnh hoại tử cơ.
Bao gồm căng thẳng do thay đổi các yếu tố môi trường (như sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ mặn và oxy hòa tan). Khi tôm bệnh được đặt nơi sục khí tốt phần cơ trắng sẽ tan đi trong vòng 24 giờ và tôm hoạt động trở lại.
Tác hại của bệnh hoại tử cơ
Có thể gây chết 40 – 70% tôm trong suốt thời gian nuôi, nhất là vể cuối vụ (nếu tôm nhiễm IMNV). Các nguyên nhân gây bệnh còn lại cũng có thể gây chết rải rác.
Tôm không chết thì khả năng chống chịu thay đổi môi trường kém, miễn dịch yếu dễ chết khi điều kiện môi trường thay đổi hoặc nhiễm bệnh thứ cấp.
Tôm thu hoạch yếu, không thể vận chuyển xa.
Dấu hiệu của bệnh
Tôm thường chết nhiều sau khi bị sốc (do thay đổi nhiệt độ, độ mặn, khi chày tôm, cho ăn…). Nên thậm chí tôm chết còn đầy thức ăn trong ruột khi chết.
Xuất hiện nhiều điểm mờ đục trắng ở các đốt bụng của tôm. Tôm bệnh nặng hoặc khi thiêu oxy, toàn bộ cơ bụng chuyển sang trắng đục hoặc cam (do hoại tử). Tôm nhiễm bệnh cũng xuất hiện hiện tượng lột xác đồng loạt.
Sung huyết, viêm mô liên kết, thực bào, xuất hiện thể ẩn trong tế bào chất. Và có những thay đổi điển hình trong mô cơ nhiễm bệnh.
Chuẩn đoán bệnh
Dựa trên các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng. Do có nhiều nguyên gây ra hiện tượng hoại tử cơ nên để nhận biết tác nhân gây bệnh. Thì các phần mô từ cơ hoại tử phải được kiểm tra bằng kính hiển vi; làm mô bệnh học, cấy khuẩn và chạy PCR.
Phòng bệnh như thế nào?
Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng được các trại giống phòng ngừa băng phương thức tiệt trùng trứng và ấu trùng. Đây được xem là một trong những phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả. Quý bà con cũng có thể sàng lọc tôm giống bằng phương pháp PCR. Để chẩn đoán và loại bỏ những con bị nhiễm bệnh. => Tham khảo các loại máy đang được sử dụng phổ biến như hiện nay: Máy PCR di động Pockit Xpress,;Máy PCR cầm tay Pockit micro Plus,…
Trong trường hợp ao nuôi thịt vừa xuất hiện vài con tôm chết với dấu hiệu của bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng; thì chúng ta cần thực hiện theo các bước sau đây:
– Ổn định môi trường ao nuôi
– Chú trọng đến nhiệt độ, nồng độ muối, độ pH
– Tăng cường sục khí cho ao nuôi
– Giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho tôm ăn
– Bổ sung chế phẩm sinh học cho tôm nuôi (theo hướng dẫn của chuyên gia)
Trường hợp bệnh xảy ra với tỉ lệ chết cao, ao nuôi tôm thịt cần được xử lý với chorin 30ppm trong vài ngày.