Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp khá nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở Tp Hồ Chí Minh và 18 tỉnh thành. Khiến cho các khu vực trọng điểm chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gây sụt giảm đến đáng kể sáng thị trường nước khác. Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng có thể cứu chữa lại được và nhờ sự tác động của ngành thủy sản. Cho nên tổng sản lượng thủy sản trong 8 tháng đầu năm đã đạt gần được 5,7 triệu tấn. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn nữa, cùng chúng tôi theo dõi chi tiết ngay tại đây nhé.
Thống kê về sản lượng thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2021
Hiệp hội Chế biến và Xuất thủy sản kiến nghị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ để sớm tiến hành tiêm vắc xin cho lao động ngành thuỷ sản. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có phương án sản xuất trở lại. Ngay trong bối cảnh giãn cách từng phần hoặc giãn cách toàn phần.
Ngày 4-9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương, các doanh nghiệp. Và các hiệp hội ngành hàng bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản. Cần có cơ chế hỗ trợ ngành thủy sản để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất – tiêu thụ. Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết; 8 tháng năm 2021, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt gần 5,7 triệu tấn (tăng 1,4% so với cùng kỳ 2020). Trong đó, khai thác đạt 2,704 triệu tấn (tăng 0,8%), nuôi trồng thủy sản đạt 2,987 triệu tấn (tăng 1,8%); kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2021 đạt hơn 5,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, 8 tháng qua, dịch Covid-19 đã tác động tới xuất khẩu thủy sản khiến nhiều mặt hàng chủ lực bị giảm mạnh như: Cá ngừ, cá tra và tôm… Giá sản phẩm thủy sản giảm 15-20% so với cùng thời kỳ năm trước.
Xuất khẩu thủy sản: Điểm sáng ở những thị trường ngách
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP. PRO, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP). Đại dịch COVID-19 làm đứt gãy nguồn cung ứng. Và gây cản trở về logistics, khiến cước vận chuyển cao, ảnh hưởng nhiều đến các thị trường lớn. Trước thực tế đó, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản lựa chọn và chuyển hướng sang các thị trường nhỏ. Những thị trường này sẽ góp phần hạn chế sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu trong những tháng tới.
Nhìn lại tháng 8/2021, xuất khẩu thuỷ sản sang nhiều thị trường trọng điểm giảm từ 35-45% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nhiều thị trường nhỏ vẫn duy trì tăng trưởng. Điển hình như: Mexico tăng vượt trội với 72%, Philippines tăng 58%, Tây Ban Nha tăng 48%; kế đến là Ai Cập và Bồ Đào Nha lần lượt tăng 38% và 14%…
Đáng chú ý, xuất khẩu thuỷ sản sang Mexico đạt 5,7 triệu USD trong tháng 8. Với sản phẩm chính là cá tra và cá ngừ. Cá tra chiếm 67% với 3,84 triệu USD, tăng gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái; cá ngừ chiếm 29% với 1,65 triệu USD, tăng mạnh 263%. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thuỷ sản sang Mexico đạt trên 59 triệu USD; tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
Tại hội nghị, các đại biểu đề xuất, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản, tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm rà soát, có chính sách hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhất là người dân trực tiếp sản xuất (về thuế, điện, vốn…).
Hiệp hội Chế biến và Xuất thủy sản kiến nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ để sớm tiến hành tiêm vắc xin cho lao động ngành thuỷ sản. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có phương án sản xuất trở lại; ngay trong bối cảnh giãn cách từng phần hoặc giãn cách toàn phần.
“Với Ngân hàng Nhà nước, kiến nghị khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản vay tín dụng cho doanh nghiệp. Và người dân tham gia hoạt động trong chuỗi thủy sản bị ảnh hưởng do Covid-19. Đồng thời, cung cấp thêm tín dụng với mức lãi suất hợp lý để người dân. Và doanh nghiệp tái đầu tư phục hồi sản xuất”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nhấn mạnh.