Vịt siêu thịt lớn rất nhanh, nhanh hơn vịt ta rất nhiều lần. Từ vịt mới nở, chỉ cần nuôi trong khoảng 2 tháng rưỡi là đã nặng tới 3 cân. Nếu trong một gia đình chỉ cần một lao động có thể chăn khoảng 30 con vịt siêu thịt. Chỉ sau 3 tháng đã có ngót nghét một tạ thịt vịt. Chỉ 75 ngày tuổi, vịt sẽ có cân nặng khoảng 2,8 – 3,2kg.
Vịt siêu thịt có thể đẻ được số lượng 200 trứng/năm, nhiều hơn vịt ta khoảng 80 trứng. Vừa nuôi để lấy thịt cũng có thể vừa nuôi để lấy trứng đều tốt. Ỏ đồng bằng, người ta thường sẽ nuôi theo phương thức tập trung thâm canh. Tuy nhiên ở miền núi, nên tổ chức nuôi chăn thả. Nuôi chăn thả năng suất khoảng 80 ngày vịt nặng khoảng 3kg.
Lựa chọn giống vịt trước khi bắt đầu nuôi
Chọn vịt nuôi lấy thịt cần phải đảm bảo các tiêu chí chung về tầm vóc, khả năng linh hoạt nhạy bén, khả năng kiếm mồi. Cụ thể:
Tầm vóc: Vịt siêu thịt phải có tầm vóc lớn, có khả năng tăng trưởng nhanh. Vịt cái phải đạt trọng lượng từ 3 – 3,6kg, vịt đực phải đạt trọng lượng từ 3,5 – 5kg.
Lựa chọn những con khỏe mạnh, không bị dị tật, mắt sáng, bụng gọn, không bị hở rốn, bết lông, chân không bị quẹo, đi lại nhanh nhẹn, vững vàng…
Ngoài ra, vịt nuôi lấy thịt thường bà con nên chọn giống từ các tổ hợp lai 2, 3 , 4 máu để đạt được sản lượng cao, khả năng thích nghi tốt.
Một số giống vịt hướng thịt bà con có thể chọn lựa để chăn nuôi như:
Giống vịt VC Super M: Đây là giống vịt siêu thịt được nuôi phổ biến nhất ở nước ta. Giống này có nguồn gốc từ Anh có lông màu trắng tuyền, mỏ và chân màu vàng da cam.
Vịt Szarxvas: Giống vịt này có xuất xứ từ Hungary, lông màu trắng tuyền, mỏ vàng, chân nhỏ, thịt thơm ngon được nhiều người ưa chuộng.
Giai đoạn gột vịt tại thời điểm 20 ngày tuổi
Muốn nuôi vịt hiệu quả nên tổ chức nuôi theo 2 giai đoạn: giai đoạn gột vịt con và giai đoạn thả chạy đồng.
Trong giai đoạn gột vịt từ lúc một ngày tuổi tới lúc 20 ngày tuổi, cần chuẩn bị thức ăn cho chu đáo và chúng ở trong chuồng là chính. Thức ăn của vịt con là cơm, bún, ngô mảnh nấu trộn với tôm, tép, cua, cá hoặc giun đất. Lúc đầu cho vịt con ăn từ 5 – 6 bữa/ngày. Từ ngày thứ 11, cho ăn thưa hơn, khoảng 3 – 4 bữa/ngày.
Người chăn nuôi cần chú ý phải cho vịt ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt là chất đạm, thiếu đạm vịt chậm lớn. Lúc đầu cho vịt ăn những thức ăn mềm. Dần dần, có thể cho chúng tập ăn cơm, ăn gạo ngâm rồi ăn thóc ngâm và thức ăn hỗn hợp. Lúc 7 – 8 ngày tuổi, cho vịt làm quen dần với nước để tập bơi. Chỉ vào hôm sau, vịt đã có thể bơi tốt.
Giai đoạn từ 20 ngày tuổi trở đi
Sau 20 ngày cho vịt ra khỏi chuồng để đi kiếm ăn trên đồng. Nên tính toán để làm sao sau khi gặt xong là có thể lùa vịt ra đồng mót lúa. Nếu vịt chưa no, ta có thể cho ăn thêm thóc và các thức ăn giàu đạm. Dọc các sông, ngòi và các bãi sình là chỗ chăn thích hợp. Tôm, tép, ốc, giun, dế và các loại côn trùng là thức ăn hấp dẫn của vịt. Nếu muốn nuôi để lấy trứng thì lâu hơn nuôi lấy thịt. Khoảng tuần thứ 26 thì vịt bắt đầu đẻ tới tuần thứ 66 thì nghỉ.
Nuôi vịt đẻ cần lưu ý, không nên để quá béo, cũng không nên để vịt còi cọc. Lúc vịt bắt đầu đẻ ta phải duy trì được thời gian chiếu sáng là 17 giờ/ngày. Phải đảm bảo nghiêm ngặt điều kiện này thì vịt mới đẻ tốt.
Vịt con cần giữ chân khô khi vào tới ổ. Có thể cho chúng đi qua mùn cưa, qua trấu hoặc cát khô. Chân vịt khô phòng nhiễm bệnh cho vịt con.
Hãy đón xem những kinh nghiệm chăm sóc gia cầm mới nhất của chúng tôi nhé.