Bệnh thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, bệnh chủ yếu được phát hiện ở những đàn gà không được bảo vệ bằng kháng thể virus, nhưng đôi khi bệnh cũng được phát hiện ở dạng mãn tính trên đàn gà thịt, dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm giảm nghiêm trọng lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, bệnh Gumboro (IBD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính để lại hậu quả nghiêm trọng. Bệnh xảy ra từ 1 đến 12 tuần tuổi, nhưng nặng nhất khi gà được 3 đến 6 tuần tuổi.
Bệnh thiếu máu truyền nhiễm là do đâu?
Bệnh thiếu máu truyền nhiễm do virus Chicken Anemia Virus (CAV) gây ra, chủ yếu gây bệnh trên gà con và gà trưởng thành, ít gây bệnh trên gà đẻ. Thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, báo cáo đầu tiên được ghi nhận tại Nhật Bản. Bệnh được phát hiện chủ yếu trên đàn gà con chưa được bảo hộ bởi kháng thể chống lại virus, đôi khi cũng được phát hiện trên đàn gà thịt thương phẩm ở thể mãn tính (không có các biểu hiện triệu trứng), gây suy giảm miễn dịch và giảm hiệu quả kinh tế nặng nề.
Đường lây truyền của virus chủ yếu là truyền ngang từ gà mang mầm bệnh sang gà khỏe qua tiếp xúc hay đường phân – miệng. Tuy nhiên cũng có ghi nhận việc truyền dọc từ bố mẹ sang con nhưng chưa rõ ràng. Virus gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà có thể gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi, mọi giống gà. Tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu được tìm thấy ở gà nhỏ (< 2 tuần tuổi). Sau đó tới gà 2 – 3 tuần tuổi. Tỷ lệ chết dao động 8 – 15% nhưng cũng có đàn chết đến 40%.
Cách để bạn có thể nhận biết
Gà từ 10 ngày tuổi trở lên mới phát bệnh với các biểu hiện khá điển hình như sau: Gà ủ rũ, đứng tụm dưới nguồn nhiệt; Gà chậm lớn, gầy, xanh do thiếu máu; Tăng đột ngột tỷ lệ tử vong (thường là ở 13 – 16 ngày tuổi); Không có dấu hiệu lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến sản lượng trứng hay khả năng sinh sản ở gà bố mẹ. Từ chân lông ống đuôi và cánh rỉ ra máu tươi, có nhiều trường hợp chảy thành dòng, tạo điều kiện thuận lợi cho những gà khác mổ cắn; gà chết 10 – 15 ngày sau khi phát bệnh.
Thiếu máu truyền nhiễm gây suy giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch của gà có thể là nguyên nhân trực tiếp để gà dễ mắc nhiều bệnh thứ phát. Do đó tỷ lệ ốm và chết thường rất cao dưới hình thức của nhiều bệnh ghép…
- Xuất huyết lỗ chân lông ống.
- Trên da có nhiều nốt viêm hoại tử da.
- Xuất huyết cơ là bệnh tích đặc trưng của thiếu máu truyền nhiễm.
- Tuyến ức và túi Fabricius bị teo, kém phát triển.
- Các tủy xương nhợt nhạt biến sắc.
- Các bệnh tích khác nhau của các bệnh thứ phát.
Phân biệt với bệnh Gumboro
Bệnh thiếu máu truyền nhiễm giống với bệnh Gumboro ở chỗ cả 2 bệnh đều có hiện tượng xuất huyết cơ. Song bệnh thiếu máu truyền nhiễm không có biến đổi điển hình ở túi Fabricius giai đoạn đầu mới phát bệnh ở đường ruột và đặc biệt là ở dạ dày tuyến.
Biện pháp phòng bệnh vô cùng hiệu quả
Bệnh do virus gây ra nên chưa có biện pháp điều trị, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:
- Không lấy trứng ở những đàn gà có biểu hiện bệnh thiếu máu truyền nhiễm để làm giống, làm vaccine.
- Gà phải được tiêm phòng vaccine sống nhược chủng CAV – CUX.I hoặc TAD Thymo vac của Đức: Cho uống lúc gà 1 – 3 ngày tuổi đối với gà nuôi thịt và cho uống nhắc lại lúc 16 – 20 tuần tuổi trước khi đẻ.
- Cần phải tăng cường kiểm soát an toàn sinh học cho đàn gà bằng phương pháp tổng hợp.
- Thực hiện kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống.
- Tích cực phòng trị các bệnh gây suy giảm miễn dịch: Gumboro, cầu trùng, viêm gan virus.
Cách phòng bệnh Gumboro
Bệnh do virut thuộc họ Binaviridae là một vi rút ARN 2 sợi. Virut có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường nên các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường. Sử dụng thuốc sát trùng Cloramin cho hiệu quả cao nhất. Khi virut tồn tại ngoài môi trường nó tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm nên cần có biện pháp để chống chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
Ngoài việc sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển trong trại ta cần chú ý tới biện pháp sử dụng vaccine phòng bệnh. Sử dụng vaccine cho hiệu quả cao nhất. Lựa chọn vaccine cho trại là điều quan trọng nhất. Cần lựa chọn một trong 2 lịch dưới đây. Ngoài ra ta cần chú ý tới sức khỏe đàn gà khi làm vaccine; chủng virus; công ty sản xuất; nhà phân phối; bảo quản vaccine; kỹ thuật làm vaccine sao cho co hiệu quả cao nhất.
Bệnh do viruts gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Ta cần phát hiện gà bệnh càng sớm càng tốt và chẩn đoán chính sác bệnh Gumboro. Việc đầu tiên khi sử lý bệnh Gumboro là không sử dụng kháng sinh. Nên sử dụng các biện pháp bổ sung tích cực các chất điện giải, đường, vitamin, hạ sốt cho gà… Ta cần chẩn đoán phân biệt bệnh Gumboro với một số bệnh khác dựa vào các triệu chứng và bệnh tích: bệnh Newcastile, bệnh cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng.
Hi vọng những thông tin mà rscheman.com chia sẻ sẽ giúp bạn tìm được biện pháp phòng bệnh hiệu quả.