Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng xảy ra ở tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Khi nhiễm bệnh, tôm có các biểu hiện như mô cơ chạy dọc thân tôm trở nên trắng đục, cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh do không thể kéo căng được. Bệnh không lây lan và gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng nhưng khi mắc bệnh tôm sẽ chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế vụ nuôi. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn nguyên nhân gây bệnh cơ và cách khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
Nguyên nhân
Bệnh đục cơ ở tôm nguyên nhân do một số khoáng chất thiết yếu trong nước. Hoặc bị sốc bởi các yếu tố môi trường, tác nhân vật lý dẫn đến bệnh đục cơ kèm theo dấu hiệu cong thân trên tôm.
Tôm bị đục cơ do bị nhiễm bệnh
Hiện tượng tôm đục cơ thường xuất hiện ở những vùng nước có độ mặn tương đối cao (từ 25 – 35%). Nguyên nhân gây bệnh là do vi bào tử trùng (EHP) hoặc do virus IMNV gây ra. Biểu hiện của bệnh là các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi rồi lan dần sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 – 70% tôm trong ao nuôi.
Tôm bị đục cơ do nhiệt độ
Một trong những nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ, cong cân là do nhiệt độ. Hiện tượng này xảy ra khi bà con kiểm tra sức khỏe của tôm bằng việc nhấc vó lên khỏi mặt nước vào ban ngày. Lúc này, tôm gặp nhiệt độ cao một số con sẽ bị co lại, đuôi uốn cong chạm phần giáp ngực; phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi trở lại ao nuôi, những con đục cơ cong thân sẽ chết vì không thể duỗi thẳng cơ thể được.
Mặt khác, hiện tượng đục cơ và cong thân cũng có thể xảy ra; khi mà người nuôi tắt tất cả các loại quạt khí rồi sau đó lại bật trở lại khiến tôm giật mình. Nhiều con sẽ nhảy lên mặt nước tạo thành làn sóng chạy dọc theo ao. Một số con khi nhảy lên mặt nước sẽ tiếp xúc với không khí. Và chuyển sang hiện tượng đục cơ. Hiện tượng này xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và mật độ tảo giáp phát triển.
Biểu hiện
Bệnh xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn từ 10 ngày tuổi cho đến khi trưởng thành với các biểu hiện cụ thể như:
+ Phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.
+ Khi bị nặng tôm xuất hiện hoại tử thân, búng vào thân tôm sẽ bị gẫy thân thậm chí đứt làm đôi.
+ Tôm bị bệnh sẽ chết sau một thời gian ngắn.
Phòng trị bệnh như thế nào?
Để phòng trị bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng một cách hiệu quả. Bà con nên thực hiện các biện pháp phòng trị như sau:
– Bổ sung thêm khoáng chất thiết yêu cho tôm nuôi, duy trì, ổn định hàm lượng oxy trong nước.
– Thường xuyên kiểm tra và duy trì đảm bảo độ pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.
– Bổ sung khoáng cho ăn dùng 2 – 3g/kg thức ăn, định kỳ cho ăn 2 – 3 ngày/lần. Giúp ngăn ngừa bệnh đục cơ, cong thân. Đồng thời giúp quá trình lột vỏ được thuận lợi nhất.
Lưu ý: Nên lựa chọn những con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Đã qua kiểm dịch bởi các đơn vị uy tín. Bà con có thể sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện bệnh trên tôm. Từ đó lựa chọn được tôm giống chất lượng và khỏe mạnh.
Hy vọng, với những chia sẻ về bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng trên đây sẽ giúp bà con nắm thêm những kiến thức cơ bản. Từ đó vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.