Nuôi gà tây tuy không còn quá mới lại đối với các hộ nông dân chăn nuôi ở nước ta. Cũng bởi do đây là mô hình chăn nuôi giàu tiềm năng và đem lợi ích kinh tế khá cao. Theo thống kê cho biết, gà tây được xếp vào “Top 7 những giống gà thịt đem lại giá trị kinh tế cao nhất cho đến thời điểm hiện tại”. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay việc muốn nuôi gà tây hiệu quả thì cần phải biết những kỹ thuật gì. Hãy cùng rscheman.com khám phá chủ đề trên trong bài viết dưới đây nhé!
Biện pháp úm nuôi gà tây
Lồng thường được làm từ nẹp tre, khung gỗ hoặc lưới mắt cáo 1 x 1cm. Nắp đậy với kích thước 2 x 1 x 0,5m. Trường hợp không có lồng, bà con cũng có thể úm nền bằng cách lót trấu sạch, khô dày khoảng 10 đến 15cm. Trong tuần đầu tiên tiến hành úm nuôi, bà con nên thay giấy lót hàng ngày. 3 tuần đầu cần úm cho gà tây đủ ấm và tránh chó, mèo, chuột…
Mật độ úm phù hợp từ 1 đến 2 tuần úm với mật độ 50 con/mét vuông. Từ tuần thứ 2 đến 4, úm khoảng 25 con/m2. Bà con sử dụng đèn điện 75W để sưởi ấm và thắp sáng cho gà. Lồng úm luôn đảm bảo đủ nhiệt độ cho gà. Có thể úm bằng đèn dầu hoặc gas. Mỗi tuần giảm dần 3oC là phù hợp.
Đặc điểm sinh sản của gà tây
Gà tây có màu lông xám đen hoặc xám trắng. Gà trống có lông màu sặc sỡ, mào và tích tròn dài. Gà trưởng thành từ 28 đến 30 tuần tuổi có thể đạt 5 đến 6 kg/con trống và 3 đến 4 kg/con mái và bắt đầu đẻ trứng.
Gà tây tự ấp, mỗi lứa đẻ 10 đến 12 quả, trọng lượng trứng từ 60 đến 65 g/quả. Thời gian ấp nở 28 đến 30 ngày, tỷ lệ ấp nở 65 đến 70%, tỷ lệ nuôi sống 60 đến 65%, sản lượng trứng 70 đến 80 quả/mái/năm…
Cách phòng bệnh
Để dễ phòng bệnh cho đàn gà thì khi làm chuồng, lưu ý chọn nơi đất không bị ngập úng, ít ao hồ. Đặc biệt, nếu nhà bạn có không gian rộng thì hãy chọn nơi thoáng mát, có bãi cỏ rộng để đàn gà tây chạy nhảy, nhặt nhạnh thức ăn được thoải mái. Các loài côn trùng có trong vườn nhà là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để gà tây thưởng thức.
Cung cấp dinh dưỡng cho gà tây
Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự nhiên là 2 loại thường ăn. Tùy theo từng thời kỳ khác nhau để chia theo thành nhiều bữa giúp gà có điều kiện phát triển tốt nhất.
Thức ăn phải luôn đảm bảo sạch sẽ, không ôi thiu hay ẩm mốc. Để đàn có sức đề kháng tốt thì cũng nên thường xuyên bổ sung men ủ vi sinh.
Đàn gà phải được dùng nước sạch, thay nước mỗi ngày.
Giá thị trường
Gà nuôi chừng 6 tháng, nặng khoảng 6 đến 7 kg nếu bán sẽ có giá 150.000 đồng/kg. Nếu nuôi gà giống có chất lượng cao thì lợi nhuận sẽ cao hơn, mỗi năm cũng giúp bà con kiếm vài trăm triệu, từ đó mang lại kinh tế ổn định, thậm chí làm giàu cho gia đình.
Trên đây là những kỹ thuật cần nắm để nuôi gà tây thành công. Nuôi gà tây không khó, chủ yếu là phái thực sự để ý và chăm sóc chúng theo đúng kỹ thuật. Bà con nếu muốn phát triển mô hình này thì hãy lưu lại ngay những kỹ thuật trên đây và đừng quên tìm hiểu, hỏi han từ những người đã có kinh nghiệm giúp cho việc chăn nuôi được thành công, phát đạt nhé!
Cách vỗ béo gà tây thịt
Hạn chế sự vận động: Hằng ngày vẫn cho gà ra sân vận động. Nhưng chỉ vận động trong một khuôn viên chật hep. Hoặc là thả ra sân vườn rộng nhưng hạn chế giờ giấc hơn. Thay vì trước đây mỗi ngày thả 8 giờ thì trong thời gian vỗ béo; chỉ nên thả non một buổi mà thôi. Do bị hạn chế vận động nên gà không mất năng lượng nhiều, nhờ đó mau mập.
Tăng cường bữa ăn: Thay vì thường ngày nếu nuôi nhốt ta chỉ cho gà ăn ba bữa: sáng, trưa, chiều thì nay cho ăn thêm cữ khuya (hoặc chong đèn cho ăn đêm). Phương pháp này thường áp dụng cho loại gà già năm tuổi và gà có cơ thể suy yếu.
Thức ăn bổ dưỡng: Thức ăn để vỗ béo gà tây thịt ngoài lượng rau cỏ tươi non dồi dào ra; còn có đầy đủ chất bổ dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Nhiều người có kinh nghiệm riêng trong việc pha trộn thức ăn đầy đủ chất bổ dưỡng để nuôi gà tây mau mập hơn.