Không giống như những loại gà thông thường thì gà đá (gà chọi) mang những đặc trưng riêng biệt từ cách sinh sống cho đến điều kiện môi trường cũng như thức ăn. Điều quan trọng ở đây chính là gà đá nuôi nhằm mục đích để đá hay còn gọi là chọi chứ không phải để ăn lấy thịt. Vì vậy mà những kỹ thuật chăn nuôi gà đá cũng khác hoàn toàn so với những loại gà nuôi để có thể lấy thịt và là vấn đề không hề đơn giản.
Để thành công trong việc nuôi được một con gà đá thì cần tìm phải hiểu kỹ quá trình về kỹ thuật chăn nuôi gà, kinh nghiệm ở trong từng khâu chọn giống gà, cách dựng chuồng trại và kỹ thuật luyện tập như thế nào cho thích hợp mà hiệu quả nhất. Thông tin mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây sẽ là giúp bạn nắm bắt được những kinh nghiệm đối với một người thợ nuôi gà đá để có thể áp dụng tốt nhất.
Giai đoạn nuôi thúc gà
Quá trình chăm sóc nghiêm ngặt từ khi còn nhỏ, sẽ giúp cho gà có lực tốt để bước vào giai đoạn luyện tập khắc nghiệt. Nhưng để thôi thúc gà chiến sẵn sàng về cả thể lực và tinh thần. Thì trước 10 ngày tham chiến cần phải thực hiện việc nuôi thúc gà để cho gà chiến làm quen dần. Gà đá cần trải qua giai đoạn nuôi thúc để có đủ điều kiện sức khỏe tham gia luyện tập.
Lịch trình nuôi thúc gà như sau:
Buổi sáng từ 3-4 giờ
Cho gà uống một lượng nước nhất định chứ không để cho uống tự do. Việc làm này vừa giúp tăng cường sức bền. Mà còn làm giảm tình trạng gà bị hốc nước trong khi đá.
5 giờ sáng
Cho gà tắm sương sớm bằng chăn được phơi qua đêm đã thấm ướt sương trời. Kết hợp với việc cho gà uống vài giọt sương sớm. Và vảy một chút rượu trắng lên cơ thể gà để giúp máu lưu thông
Khoảng 5 giờ chiều
Kỹ thuật chăm sóc gà đá khoa học cũng được thực hiện nghiêm ngặt; bằng cách cho gà phơi nắng chiều khi mặt trời chuẩn bị lặn. Trước khi cho gà tắm nắng cũng nên vảy chút rượu lên cơ thể của gà.
>>> Xem thêm về chuyên mục chăm sóc gà chọi
Kỹ thuật nuôi và lựa chọn những giống gà đá (gà chọi)
Đây là khâu cực kỳ quan trọng, là nền tảng cho việc bạn có lựa chọn đúng giống gà tốt nhất hay không? Việc chăn nuôi giống gà đó có hiệu quả hay không?
Nói tới gà đá thì chắc nhiều người sẽ có suy nghĩ gà đá thì con nào cũng giống con nào. Nhưng với suy nghĩ đó thì hoàn toàn sai lầm. Vì loài gà đá cũng như những loài động vật khác, sẽ có những con đá hay và con đá dở, nên để sở hữu được con gà chọi tốt nhất thì phải lựa chọn chúng từ những quả trứng tốt nhất. Điều đó đồng nghĩa bạn phải lựa được một chú gà bố chọi thật hay và để làm giống.
Để gây được giống tốt thì điều đương nhiên là cũng phải lựa chọn được chú gà mái cùng bầy với gà trống để gây giống.
Bước sau cùng để nhận biết chính xác con nào là chọi tốt nhất trong bầy thì phải qua một lần sàng lọc, cho chúng chọi thử với nhau để chọn ra con đá giỏi nhất.
Kỹ thuật luyện tập dành cho gà đá
Dù là chú gà đá hay đến mấy mà không được luyện tập thì cũng như người học võ; làm sao có sức để ra và chịu đòn. Vì vậy để gà luyện tập cách tốt nhất nên nuôi gà trong một không gian rộng, thông thoáng; cung cấp đầy đủ ánh sáng, oxy. Tránh việc nuôi gà trong lồng, vì tạo ra không gian như nhà tù. Khiến gà không được khỏe mạnh, cơ bắp không được dẻo dai. Nó sẽ dẫn việc dễ mất sức khi thi đấu.
Nên cho gà tập luyện 3 lần/ tuần để tạo nên sức bền, và thích nghi môi trường, công việc chọi gà để mỗi lần thi đấu đối thủ sẽ sung hơn.
Để đảm bảo hiệu quả chọi cũng như tránh việc thương tích. Thì nên đeo chì vào chân gà, sẽ bảo vệ gà tốt nhất. Vì chì đã được dát mỏng, có thêm lớp vải mềm quấn vào chân.
Kỹ thuật cho ăn thức ăn và cung cấp chất dinh dưỡng
Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, giúp gà có sức dẻo dai, bền hơn. Thì ngoài những thức ăn từ thóc nên bổ sung thêm các loại côn trùng. Như thằn lằn, ếch nhái, giun đất… hay các ngũ cốc. Để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp gà sung hơn, đá khỏe hơn.
Với những kỹ thuật chăn nuôi gà đá mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn được tầm quan trọng trong việc lựa chọn giống gà đá (gà chọi), cũng như nắm bắt được quá trình tập luyện, nuôi gà, cách lựa chọn thức ăn để có một chú gà đá khỏe mạnh, chọi giỏi nhất.