Chúng ta luôn phải biết duy trì khẩu phần ăn uống hợp lý, cân bằng hợp lý giữa tỷ lệ thóc và ngô (tỷ lệ 2:1) và một bữa súp bổ trợ. Ngoài ra chúng ta cũng nên bổ sung thêm phần rau củ và vỏ trứng để có thể cho gà ăn đủ cả ngày. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà chọi.
Đối với gà mái vừa mới sinh đẻ xong thì chúng ta nên cho bổ sung cho chúng ngay 2 con chạch sống để giúp hồi phục sức lực, sau tầm khoảng 2 tiếng kể từ khi đẻ thì mới nên cho gà mái ăn uống một cách no nê đầy đủ.
Luôn luôn phải cân nhắc những khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhất cho đàn gà mái. Sau khi chúng đã được nghỉ ngơi thoải mái xong và có dấu hiệu ổn định, thì có thể đưa những chú gà trống vào đạp mái. Nên để cho mọi thứ ở trạng thái hoàn toàn tự nhiên, sau đó thì mới tách trống ra để tránh hao tổn sinh lực.
Nuôi gà con thế nào từ lúc mới nở đến lúc rời mẹ?
Khoảng 20 ngày ấp, gà con sẽ nở. Sau khoảng 1,5 ngày chờ gà nở hết và con gà nở cuối cùng khô lông, chọn lúc ấm trời, cho gà con xuống ổ. Nếu trời rét phải trải bao tải trên nền nhà và thắp 1 ngọn đèn 25W thả thấp sưởi ấm cho gà con. Cả đàn gà được úp trong 1 bu rộng có đai cao khoảng 15cm che kín sát đất, trên có màn che, tránh chuột bọ.
Chú ý: bao tải trải nền phải rộng hơn bu úp đàn gà và vít căng ở các góc để gà mái mẹ không bới được, dễ giẫm chết con. Trong bu phải có đĩa hoặc cốc nước thấp luôn đầy để gà con uống, mỗi ngày nên thay bao tải trải nền 2 lần vào buổi sáng trước khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Thiết kế khẩu phần ăn uống cho gà chọi trưởng thành
Gà chọi được nuôi bằng cách chăn nuôi thả vườn tự nhiên
Theo phương thức chăn nuôi truyền thông, gà chọi được nuôi bằng hình thức chăn nuôi thả vườn tự nhiên. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho đàn gà chủ yếu là thức ăn tự nhiên dạng thô. Bao gồm: gạo, lúa, ngũ cốc, giun, dế, các loại động vật thủy sinh, côn trùng cây cỏ,…
Ngày nay, mọi người bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp từ công nghiệp để tăng hiệu suất cung cấp dinh dưỡng cho đàn gà ở giai đoạn gà con theo gà mái kiếm ăn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cân nhắc đến chi phí cho đàn gà con ăn thực phẩm hỗn hợp công nghiệp. Bởi vì so với các loại thực phẩm thông thường, thì nó không hề rẻ.
Gà sau 1,5 tháng tuổi
Sau 1,5 tháng tuổi, khẩu phần ăn của gà chọi sẽ thay đổi, bổ sung thêm lúa gạo, cơm, ngô cho đàn gà. Ngoài ra, chúng ta cần nên bổ sung một số chất tanh để gà hăng máu. Chẳng hạn thịt rắn, lươn, thịt bò,… Một số quan niệm cho rằng, chúng ta không nên cho gà chọi ăn thịt ếch. Bởi vì nó rất dễ làm gà bị run chân. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có ai kiểm chứng chính xác đó có phải là tin đồn thật hay không.
Cho đến khi tăng tỷ lệ lượng lúa nhiều hơn trong khẩu phần ăn thì chúng ta nên rút dần phần cám công nghiệp để tiết kiệm chi phí, đến khi gà chọi con có thể tách hoàn toàn ra khỏi gà mái để tự kiếm ăn thì có thể thay hoàn toàn bằng lúa. Chúng ta nên thiết lập bữa chính thành 2 buổi, vào lúc 9h sáng và 4-5 giờ chiều.
Gà trên 6 tháng tuổi
Gà trên 6 tháng tuổi thì cần phải bổ sung thêm hàm lượng chất xơ để tăng cường khả năng tiêu hóa. Chúng ta nên bổ sung thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua trong khẩu phần ăn của gà. Mỗi tuần, chúng ta nên bổ sung 1 đến 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
Gà chọi là giống gia cầm, thức ăn chủ yếu là ngũ cốc. Kinh nghiệm cho thấy: muốn cho cơ bắp gà rắn chắc nên cho gà ăn thóc tẻ là chính. Ngoài ra điểm phụ thêm một ít “mồi” và rau, quả khác. Mỗi ngày cho gà ăn 2 bữa thóc: Sáng từ 6 giờ – 7 giờ; chiều 17 giờ – 18 giờ tuỳ theo mùa đông hay mùa hè. Buổi trưa khoảng 12 giờ – 13 giờ cho ăn phụ thêm ít mồi và rau quả tươi cho đủ chất.
Thiết kế chế độ ăn uống hợp lý
Nếu chúng ta không thể căng được thời gian và khả năng tiêu hóa của đàn gà. Và thiết kế bữa ăn trong khi thực phẩm trong dung tích diều của gà vẫn còn. Như vậy sẽ dễ dàng dẫn đến việc gà vừa béo vừa lười. Chúng sẽ không chịu vận động để lùng sục, tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên. Dần dần sẽ dẫn đến mất hết bản năng sinh tồn ngoài tự nhiên.
Như vậy, lượng thực phẩm mỗi bữa còn đàn gà chỉ khoảng từ ½ đến ¾ dung tích của diều. Chúng ta cần phải tính toán sao cho khi ăn xong bữa ăn thì không nên để quá 4 giờ đồng hồ. Thức là vào lúc từ 10-11 giờ trưa thì trong diều gà đã tiêu hóa hết. Và đến tầm 12-13 giờ trưa thì gà bắt đầu đói và tự tìm kiếm thức ăn.
Nước uống trong chế độ dinh dưỡng
Một ngày cho gà uống nước hai lần, mùa đông có thể cho giảm lượng nước đi. Lượng nước vào buổi sáng luôn luôn nhiều hơn buổi tối. Do buổi sáng gà cần nhiều nước để tiêu hóa hết chỗ thức ăn của ngày hôm trước. Việc này cũng là biện pháp tránh để tích nước cho gà chọi của bạn.
Đến gần sát ngày thi đấu, các sư kê nên cho gà của mình uống ít nước hơn; để cơ bắp được rắn chắc. Bên cạnh đó, có thể giã nhỏ. Và hòa các viên thuốc tổng hợp vào nước để gà hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho gà đá là nước cho gà uống phải đảm bảo là nguồn nước sạch, được thay mới, rửa ca đựng thường xuyên. Tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà.
Nếu để gà thường xuyên phải uống nước đọng mà không được chăm sóc cẩn thận. Thì gà của bạn sẽ dễ bị ốm, sức khỏe kém đi trông thấy. Vì sức đề kháng của chúng phải chống lại bệnh tật.
Nên cho gà uống nước đun sôi là tốt nhất. Nếu không có điều kiện thì có thể cho chúng uống nước máy. Nhưng phải bơm ra chậu, để qua đêm rồi mới cho chúng uống.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn anh em chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng cho gà chọi. Hy vọng bài viết trên mang lại những kiến thức bổ ích đến cho các anh em.