Liên minh châu Âu là thị trường tiềm năng với 27 quốc gia phát triển. Chính vì thế thị trường này thu hút sự đầu tư của các quốc gia khác. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của EU được thống kê là cao nhất hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng được cơ hội này. Và lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU ngày càng tăng. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu các tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản cũng như xu hướng tiêu dùng của EU thay đổi như thế nào vì Covid-19 nhé.
Tình hình tiêu thụ thủy sản ở EU
Theo đài quan sát Thị trường châu Âu đối với Khai thác và nuôi trồng thủy sản (EUMOFA). Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng 24,3 kg/người/năm. Giảm so với mức tiêu thụ bình quân 24,9 kg trong năm 2016. Tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12,77 triệu tấn/năm. Nguồn cung thủy sản từ ngoài khối EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển. Và chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu từ bên ngoài EU là các nước Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Marốc và Ấn Độ. Đa phần người dân EU đều ăn cá hoặc thủy sản ít nhất 1 lần/tuần.

Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở EU thường theo thứ tự sau. Đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản có xuất xứ ở Châu Âu. Sau đó những sản phẩm thủy sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm. Thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, giá của sản phẩm thủy sản đó. So với những sản phẩm có tính chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng.
Trong khi những sản phẩm thủy sản đông lạnh, sơ chế. Và dễ chế biến sẽ được dùng nhiều hơn ở nhà, bếp ăn tập thể. Những sản phẩm thủy sản đóng hộp luôn được lựa chọn cho những chuyến du lịch ngắn ngày. Ngoài ra những yếu tố liên quan tới văn hóa. Cùng với mức thu nhập của người dân từng quốc gia, khu vực sẽ tác động mạnh tới xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU. Xu hướng tiêu dùng thủy sản của EU khi có dịch Covid-19.
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho mặt hàng thủy sản ở EU thay đổi
Những sản phẩm thủy sản tươi sống, sản phẩm thủy sản có trị giá cao. Và có nhu cầu giảm mạnh khi phải thực hiện giãn cách xã hội… Những sản phẩm thủy sản có mức giá trung bình như thủy sản sơ chế đông lạnh. Dễ chế biến tại nhà và thủy sản đóng hộp có nhu cầu tăng mạnh do tính tiện dụng trong bối cảnh phải giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Đây là những yếu tố nổi bật trong xu hướng tiêu dùng. Và nhập khẩu thủy sản của EU trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng. Và nhập khẩu thủy sản ở EU mà chỉ thay đổi ở giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm. Cụ thể như trước đây nhu cầu tiêu dùng tôm cỡ to, tôm sú nhiều hơn. Thì nay chuyển dần sang tôm sú cỡ nhỏ và trung bình hoặc tôm thẻ có mức giá phù hợp trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu. Những sản phẩm tôm phục vụ nhà hàng, thủy sản tươi sống phục vụ nhà hàng cũng ít được tiêu dùng do đặc thù giãn cách xã hội.

Những sản phẩm thủy sản có tính tiện dụng tiêu dùng ở nhà đang là lựa chọn của phần đông người tiêu dùng thủy sản ở EU. Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân thiện là không thay đổi. Xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới có thể sẽ thay đổi khi dịch Covid-19 được kiểm soát bằng việc tiêm vắc xin trên diện rộng. Khi đó xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU có thể sẽ dần trở lại như trước đó. Nhập khẩu thủy sản của EU tăng và thị phần thủy sản của Việt Nam tăng.
Thống kê về tổng lượng nhập khẩu thủy sản ở Liên minh châu Âu
Theo số liệu thống kê từ Eurostat, tính chung 4 tháng đầu năm 2021. Tổng nhập khẩu thủy sản của EU đạt 3,2 triệu tấn với trị giá 14,17 tỷ EUR (tương đương 16,7 tỷ USD); tăng 6,3% về lượng và giảm 1,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó nhập khẩu thủy sản từ ngoài EU chiếm 54,4% về lượng và chiếm 51,2% về trị giá; đạt 1,74 triệu tấn với trị giá 7,25 tỷ EUR (tương đương 8,5 tỷ USD), tăng 2,4% về lượng và giảm 7,6% về trị giá. Nguyên nhân khiến lượng thủy sản nhập khẩu vào EU tăng. Và trị giá nhập khẩu thủy sản giảm là do tác động từ dịch Covid – 19.
Ngay 4 tháng đầu năm 2021 có 109 thị trường từ ngoài EU cung cấp thủy sản cho khối này. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 8 về trị giá. Chiếm 3,38% về lượng và chiếm 3,27% về trị giá, đạt 58,9 nghìn tấn với trị giá 236,9 triệu EUR (tương đương 279,7 triệu USD); giảm 1% về lượng và giảm 2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới sẽ tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thị phần thủy sản của Việt Nam; sẽ tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU tận dụng tốt hơn những lợi thế từ EVFTA.

Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,8%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong đó, những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp. Đây là kết quả tương đối tích cực. Nhất là đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước đại dịch Covid-19; cước phí vận tải tăng lên những mức cao kỷ lục trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam; sang thị trường EU vẫn chưa được gỡ thẻ vàng IUU.
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại. Và cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA. Nó tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên, diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường trong và ngoài nước. Cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh. Và đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước. Do vậy, cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi. Và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.