Theo thống kê được cập nhật mới đây, Tây Ban Nha chính là một trong số ít thị trường vẫn duy trì về việc tăng trưởng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Với mức tăng trưởng từ 48% trong tháng 8, tăng tới 6,3 % trong tháng 9 đạt 7,2 triệu USD. Tuy nhiên mặt hàng nổi bật nhất đó chính là tôm sú, được xuất khẩu sang Tây Ban Nha khá mạnh. Ngay trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi theo dõi tình hình chung hiện tại của việc tôm sú được xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha vẫn luôn duy trì tăng trưởng nhé.
Xuất khẩu thủy sản sang Tây Ban Nha giữ đều đà tăng trưởng
Tôm sú xuất khẩu sang Tây Ban Nha tăng rất mạnh trong 9 tháng đầu năm nay. Qua đó, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); XK tôm sú sang thị trường Tây Ban Nha trong tháng 9 tăng gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sú tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tôm sú nguyên con tươi/đông lạnh cho thị trường Tây Ban Nha; cỡ từ 10/20 con/kg đến 30/40 con/kg. Giá trung bình tôm sú xuất khẩu sang thị trường này khoảng 11 USD/kg. Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm chân trắng sang Tây Ban Nha cũng tăng mạnh. Với mức tăng 54% trong 9 tháng và đạt gần 2,9 triệu USD. Xuất khẩu nghêu sang Tây Ban Nha cũng tăng 38% trong 9 tháng, đạt gần 18 triệu USD. Nghêu đang là mặt hàng thủy sản số 1 của Việt Nam xuất sang Tây Ban Nha; khi chiếm 34% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Tính đến hết tháng 9/2021, XK thuỷ sản Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 52,3 triệu USD; tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thị trường đơn lẻ, Tây Ban Nha đứng thứ 22 trong số các thị trường NK thuỷ sản của Việt Nam, chiếm 1% kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay. Dự báo từ nay đến cuối năm, Tây Ban Nha sẽ tiếp tục là điểm sáng của thủy sản Việt Nam. Nhờ nhu cầu tăng với các mặt hàng tôm, nghêu, cá ngừ … phục vụ cho Giáng sinh và năm mới. VASEP dự báo xuất khẩu thuỷ sản sang Tây Ban Nha quý IV/2021 sẽ tăng 13% đạt khoảng 21 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2021 lên 73 triệu USD, tăng 15% so với năm 2020.
Nhiều cơ hội tiềm năng cho tôm sú sang thị trường Châu Âu
Được biết,EU là thị trường quan trọng của thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng trong những năm tới. Đặc biệt, khi EVFTA có hiệu lực sẽ mang lại cơ hội giảm thuế. Giúp Việt Nam tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường EU và thị trường xuất khẩu nói chung. Được biết, mức thuế nhập khẩu thủy sản vào EU hiện nay trung bình là 14%. Trong đó, nhiều mặt hàng chịu thuế cao tới 26%. Nhưng khi hiệp định có hiệu lực sẽ có khoảng 840 dòng thuế suất cơ sở, chiếm khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản, sẽ giảm về 0%; số còn lại có lộ trình cắt giảm 3-7 năm.
Đặc biệt, đối với mặt hàng tôm, thuế nhập khẩu vào thị trường này. Sẽ giảm mạnh từ năm đầu tiên thực thi hiệp định. Sau đó giảm dần về 0% trong những năm tiếp theo. Đây thật sự là lợi thế và tạo ra khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường tiêu thụ. Và giá bán khi quốc gia xuất khẩu tôm khác không được hưởng mức thuế GSP mà EU dành cho. Qua đó cho thấy, doanh nghiệp xuất khẩu đang đứng trước nhiều cơ hội khi mức thuế về 0%. Và thị trường châu Âu sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuất khẩu thủy sản phát triển.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, mặt hàng tôm sú chính là một trong những sản phẩm lợi thế tại thị trường tôm châu Âu. hơn thế nữa, đây còn là sản phẩm truyền thống ở các thị trường Tây Bắc Âu và Pháp. Các nước EU coi tôm sú là mặt hàng cao cấp. Vì màu sắc đặc trưng, hương vị, chất lượng và kích thước lớn.