Sau nhiều tháng vượt mức tăng trưởng cao liên tục, thì xuất khẩu cá ngừ trong 8 tháng đầu năm 2021 đã có chiều hướng suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái đáng nghiêm trọng. Đây được xem là kết quả từ việc nhiều tỉnh thành đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Hầu hết các nhà máy đều đóng cửa hoặc chỉ làm việc tại chỗ. Chính vì thế, mà việc xuất khẩu gặp khá nhiều trắc trở không chỉ mặt hàng cá ngừ bị lao đao mà cả cá tra, cá tầm hay tôm cũng đồng loạt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Xuất khẩu cá ngừ có chiều hướng giảm liên tục
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt gần 49,4 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ 2020. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường chính như Mỹ, châu Âu (EU). Và các nước ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đều đồng loạt giảm. Cụ thể, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ trong tháng 8 giảm gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu cá ngừ đóng hộp của nước này đã ổn định sau khi tăng bất thường vào đỉnh dịch năm ngoái. Ngoài ra, do mặt hàng này được bán theo giá FOB; tức các nhà nhập khẩu chịu phí vận chuyển, nên họ ít nhập hơn do cước phí tăng cao.
Điểm sáng của xuất khẩu cá ngừ là giá trị luỹ kế 8 tháng đầu năm; vẫn tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 470 triệu USD. Đây là kết quả từ việc tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm và sự chỉ đạo sát sao của Bộ NN-PTNT.
Xuất khẩu cá ngừ đột ngột giảm tại một số thị trường
Xuất khẩu sang EU cũng giảm 28% trong tháng qua. Trong số 3 thị trường xuất khẩu nhiều nhất tại khối này, Tây Ban Nha là nước duy nhất tăng trưởng. Trong khi đó, Italia và Đức giảm khá sâu. Lượng cá ngừ tồn kho nhiều và cước vận chuyển tăng cao trong dịch bệnh khiến nhu cầu từ châu Âu suy giảm. CPTPP là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn thứ ba của Việt Nam. Với giá trị kim ngạch tháng 8/2021 giảm nhẹ, ở mức 4,3%, và hiện dừng ở khoảng 7 triệu USD. Trong số 4 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sang khối này, duy nhất Mexico giữ được đà tăng trưởng.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 8 quay đầu giảm. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) đánh giá. Đây là kết quả trong dự tính sau khi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại khu vực phía Nam gặp khó khăn trong sản xuất, chế biến. Do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, rất nhiều nhà máy tại khu vực này phải đóng cửa hoặc giảm công suất để thực hiện mô hình “3 tại chỗ”. Đến nay, nhiều khu công nghiệp ở phía Nam vẫn bị chốt chặn phong tỏa. Doanh nghiệp chưa thể khôi phục được hoạt động sản xuất, dù cơ hội tăng trưởng các đơn hàng xuất khẩu vào các dịp lễ hội lớn cuối năm tại Mỹ và EU.
Xuất khẩu thủy sản đồng loạt giảm mạnh
Trong tháng 8/2021, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ. Và cá biển khác đều giảm từ 35-40% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhờ kết quả xuất khẩu 7 tháng đầu năm tăng cao nên. Tính cộng dồn 8 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản vẫn tăng khoảng 6%, ước đạt 5,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 4%. Và xuất khẩu cá tra vẫn giữ tăng trưởng 7% đạt 980 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ 8 tháng cũng tăng trên 10% đạt 460 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc. Và các loại cá khác (trừ cá ngừ, cá tra) chỉ tăng nhẹ 2% và 4%.
Do diễn biến Covid-19 vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương). Trong khi việc triển khai tiêm vacxin cho lực lượng công nhân tại các KCN. Và KCX vẫn còn hạn chế và không đồng đều; sản xuất và xuất khẩu thủy sản tháng 9 vẫn ảm đạm.
Mọi thông tin chi tiết về thị trường tiêu dùng, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây nhé.