Tình dịch bệnh diễn biến khá là khó khăn trên toàn quốc. Khiến cho tất cả mọi hoạt động đều phải dừng lại. Bên cạnh đó, thị trường xuất nhập khẩu cũng rơi vào khủng hoảng. Việc thu mua thuỷ sản dường như bị rớt giá trầm trọng. Thông tin được cập nhật mới đây nhất ngay tại tỉnh Cà Mau giá cua bất ngờ sụt giảm đáng nghiêm trọng. Việc thu mua cũng gặp nhiều trắc trở. Điều này khiến cho tất cả hộ nông dân rơi vào cảnh mất trắng mọi thứ. Vậy hãy cùng chúng tôi xem thử hiện tại tỉnh Cà Mau đã ra phương án gì để có thể giải quyết khó khăn cho tất cả hộ nông dân tại đây.
Nguyên nhân khiến cho cua Cà Mau sụt giảm
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau. Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; cho nên giá cua ở Cà Mau đã bị sụt giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người nuôi cua mất đi nguồn thu nhập khá lớn.
Tại thị trường Cà Mau tùy theo kích cỡ cua gạch hiện có giá bán từ 200.000 – 240.000 đồng/kg, giảm 160.000 đồng/kg; cua y loại 1 giá bán từ 120.000-160.000 đồng/kg, giảm 80.000 đồng/kg; cua y tứ giá bán từ 90.000-120.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg so với thời điểm trước khi áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Qua rà soát thực tế của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện. Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau cho thấy, thương lái ấn định giá thu mua cua y giảm khoảng 70.000 đồng/kg. Và cua gạch giảm khoảng 100.000 đồng/kg so cùng kỳ năm 2020.
Theo phân tích của sở Nông nghiệp và Phát triển cho hay
Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau. Cua Cà Mau là một trong những mặt hàng đặc sản của địa phương. Đặc biệt là cua Năm Căn – Cà Mau từ lâu đã được công nhận là nhãn hiệu tập thể. Do cua chắc khỏe, thịt thơm ngon đặc trưng nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh khiến giá cua giảm. Nhưng giá không giảm sâu như một số thông tin đã nêu. Cua có giá bán 60.000 đồng/kg chỉ dành cho loại cua có chất lượng rất thấp như: cua ộp, gãy càng, ít thịt…
Ông Châu Công Bằng cho hay, giá cua thương phẩm sụt giảm so thời điểm. Ngay trước khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là do thị trường tiêu thụ nội địa giảm mạnh. Nhiều nhà hàng, quán ăn, các chợ đầu mối lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ… và các cửa hàng chuyên bán cua Cà Mau đã tạm dừng hoạt động. Đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với mặt hàng cua Cà Mau.
Bên cạnh đó, một số tỉnh phía Nam đã bị phong tỏa nhiều tuyến đường huyết mạch để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 nên việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Hầu hết thương lái đã ngừng thu mua cua tại vùng nuôi tại tỉnh Cà Mau vì thủ tục vận chuyển khó khăn, không thể đưa cua Cà Mau vào sân bay để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do vậy, mặt hàng cua Cà Mau chủ yếu tiêu thụ nội địa.
Chia sẻ từ hộ chăn nuôi cua ở Cà Mau
Chú Hoà, người dân nuôi cua ở Cà Mau cho biết, gia đình có hơn tấn cua tới đợt thu hoạch nhưng vì giá xuống thấp, lại không có thương lái thu mua nên vẫn đang cố gắng duy trì để đợi qua dịch.
“Trước đây, mỗi ngày có 10 thương lái qua lại thu mua thì nay chỉ còn 1-2 người, thậm chí không có người nào”, chú Hoà nói và cho hay, 2 tháng trước, tức đợt dịch lần thứ tư chưa bùng phát, cua gạch tại vựa loại 1 (một con hoặc hai con một kg) giá 420.000 đồng một kg nay sụt còn 280.000-300.000 đồng. Còn cua thịt loại 1 trước đó cũng 350.000-380.000 đồng nay chỉ 150.000-180.000 đồng một kg. Các loại cua kích cỡ nhỏ hơn giảm giá mỗi kg 80.000-100.000 đồng.
Là vựa cua lớn ở Cà Mau, ông chủ Vựa cua Xuân cũng cho hay. Trước đây mỗi ngày vựa nhà ông xuất hàng tạ cua, nay 3 ngày chưa bán hết 10 kg. Theo ông, từ khi TP HCM giãn cách, cua Cà Mau không thể xuất bán cho các nhà hàng ở đó. Tại Cà Mau, hơn nửa tháng nay giãn cách và tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 16. Cho nên hầu như các nhà hàng tại tỉnh cũng đóng cửa. “Do đó, lượng cua thu mua tại vựa nhà tôi giảm 90%”, chủ Vựa cua Xuân nói và cho biết, ông định nghỉ bán cho hết đợt dịch này nhưng vì vẫn có khách nên phải duy trì để không mất mối.
>> Xem thêm chuyên mục thị trường tiêu dùng ngay
Tỉnh Cà Mau đang nghĩ ra phương án để tiêu thụ nguồn cua trước giãn cách
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng khuyến cáo. Người nuôi thủy sản ở Cà Mau thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, độ mặn. Và áp dụng triệt để kỹ thuật chăm sóc tôm, cua trong vuông nuôi. Đối với vuông nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến (không có sản xuất lúa); người nuôi nên thả giống kích cỡ lớn với mật độ thưa từ 0,1 – 0,2 con/m2. Còn ở các vùng có độ mặn thấp có thể ngưng thả giống cua.
Liên quan đến vấn đề này, ông Dương Vũ Nam, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau cho biết. Trước đây, đầu ra của mặt hàng cua Cà Mau vẫn ổn định, giá bán tăng cao. Nhưng thời gian gần đây các tỉnh, thành phố áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Thì thương lái thu mua, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Mặt hàng cua Cà Mau được các công ty, doanh nghiệp, thương lái thu. Đã mua vận chuyển đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Ngay trong cả nước và xuất khẩu tại thị trường ngoài nước. Bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore… Hiện Sở Công Thương đang phối hợp với các tỉnh, Tổ công tác. Đặc biệt của Bộ Công Thương tiếp tục kết nối; cùng với các nhà phân phối trong cả nước cung ứng hàng hóa, nông sản của Cà Mau. Trong đó có giải quyết đầu ra cho mặt hàng cua Cà Mau. Tỉnh Cà Mau có diện tích thả cua trên 225.000 ha, sản lượng cua thu hoạch bình quân. Với ước đạt khoảng 24.000 tấn/năm. Hình thức nuôi cua chủ yếu là nuôi kết hợp trong vuông nuôi tôm quảng canh; quảng canh cải tiến, tôm – rừng, tôm – lúa.