Đàn bò sữa không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Bò được nuôi để lấy sữa. Bò sữa đang được chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Mục đích là tập trung sản xuất và sản xuất lượng lớn sữa. Tuy nhiên, con vật này thường xuyên bị phù đầu gối. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc do ngã. Để bò sữa không mắc bệnh này, người chăn nuôi bò sữa phải có những phương pháp phòng chống bệnh này hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh này của bò và cách phòng tránh bệnh phù đầu gối cho bò nhé!
Biểu hiện của bệnh phù gối
Bò có biểu hiện sưng to khớp gối hoặc khớp bàn chân, đi lại khó khăn, nhất là bò sữa cao sản, đẻ nhiều lứa. Sưng phù to ở khớp là biểu hiện của bệnh viêm khớp, mà nguyên nhân có thể do nhiễm hoặc trượt ngã. Nếu do nhiễm trùng bị sưng phù to khớp gối hoặc khớp bàn chân, nhưng khi ta sờ nắn vào, bò không có cảm giác đau đớn. Nếu do trượt ngã, làm giãn dây chằng khớp, thì bò cũng bị sưng phù to khớp gối, hoặc khớp bàn chân, nhưng khi ta sờ nắn vào, bò có cảm giác đau đớn dữ dội.
Cách chữa trị bệnh
Nếu do nhiễm trùng: Có thể sử dụng coctizon, hidrococtizon hoặc nhóm kháng sinh Macroide, Qiunolonc tiêm bắp, kết hợp dùng thuốc kháng viêm như Dexamethazone tiêm vào ổ khớp. Nếu do trượt ngã: Có thể dùng thuốc kháng viêm như Dexemetthazone tiêm vào ổ khớp, kết hợp cố định khớp bị viêm. cũng có thể dùng cao thuốc nam dán hoặc dùng lá đại tướng quân hơ nóng rồi bó vòng quanh khớp bị đau.
>> Xem thêm nhiều thông tin hay tại đây nhé.
Cách ngăn ngừa bệnh phù gối
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh, nên chuồng cần có đệm lót cao su hoặc nền cát cho bò đi lại, nghỉ ngơi tiện lợi, chân và khớp chân không bị trầy xước; phải có chế độ vận động, tắm nắng ngoài trời để tổng hợp sinh tố D, tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất. Cần thiết phải cho bò ăn khẩu phần thức ăn hợp lý. Bổ sung thêm khoáng đa lượng và vi lượng dạng Premix hoặc đã liếm.
Nếu khẩu phần thức ăn tinh quá cao, chất lượng sữa giảm (sữa bị chua, tỷ lệ bơ trong sữa thấp dưới 3%). Mà còn có thể làm cho bò bị bệnh axit dạ cỏ làm giảm khả năng tiêu hoá; rối loạn trao đổi chất axit vào máu gây nên nhiều bệnh sản khoa; sinh đẻ khó khăn; yếu chân; bại liệt chân trước và sau khi sinh, sưng phù khớp gối, khớp bàn chân, hỏng móng. Nếu khẩu phần thức ăn thô xanh quá cao thì không bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng.
Phòng ngừa bệnh chân móng
Bệnh chân móng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế; năng suất sinh sản; tỷ lệ loại thải đàn và tình trạng phúc lợi của con vật. Nghiên cứu này bao gồm hai thí nghiệm riêng biệt được thực hiện tại huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và thị trấn Nông trường Mộc Châu. Nhằm đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chân móng. Đồng thời so sánh hiệu quả của hai lô bò thí nghiệm được điều trị bệnh chân móng có và không bổ sung biotin.
Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt trên cùng hai chân trước (19,5 và 15,9%). Trên cùng hai chân sau (30,5 và 34,1%). Mà chỉ có sự khác biệt giữa hai chân trước và hai chân sau (P<0,05). Tỷ lệ mắc bệnh trên các vị trí khác nhau của móng lần lượt là xuất huyết đế móng (40,1%). Nứt trục móng (22,7%), tổn thương đường trắng (20,2%). Tổn thương bờ móng (13,1%) và viêm da kẽ móng (3,9%). Ở thí nghiệm tiếp theo, việc bổ sung biotin giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh chân móng ở bò.
Bệnh chân móng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế; năng suất sinh sản; tỷ lệ loại thải đàn và tình trạng phúc lợi của con vật. Kết quả thu được từ nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Khi các tác giả đều nhận thấy rằng Biotin đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy sự khoẻ mạnh của chân móng. Cũng như đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các tổn thương ở vùng này.