Mục đích chính của việc nuôi gà chọi đó chính là để giải trí và kinh doanh. Ngoài việc sử dụng gà chọi để đấu đá với nhau thể hiện tài năng chăm sóc và huấn luyện của mình thì một con gà chọi đánh hay cũng có thể mang bán với giá hàng triệu đồng. Thế nhưng mà việc nuôi và cách huấn luyện gà chọi không phải là đơn giản đối với người mới chơi hay thậm chí cả những người chơi gà chọi vài năm cũng chưa biết hết những kỹ thuật để huấn luyện một con gà tốt.
Chọn giống gà chọi
Chọn giống: gà chọi có nhiều giống loại, trước khi nuôi các bạn cần xác định mục tiêu của mình là loại nào. Rồi mới đến chọn về thể chất. Một con gà tốt phải có ngoại hình đẹp, lông óng mượt, chân khỏe, nhanh nhẹn, mắt sắc…

Giống gà chọi rất thông minh và mỗi con có tính cách riêng, điều căn bản của việc nuôi gà chiến tốt là bạn phải hiểu được con gà của mình, phải biết nó thích và ghét gì. Từ đó bạn tìm cách tác động để hướng con gà luyện tập theo mong muốn của mình.
Nuôi gà chọi như thế nào cho đúng?
Thức ăn của gà chọi cũng giống như thức ăn của nhiều loại gia cầm khác. Chúng có thể ăn được tất cả các loại ngũ cốc. Gà sẽ săn chắc hơn nếu được cho ăn thường xuyên bằng hạt thóc. Bởi vì tỉ lệ tinh bột cao và không có chất béo. Chia thức ăn cho ăn làm hai bữa sáng và chiều tối. Không cho gà ăn quá no nếu không sẽ dễ béo, lười vận động thịt sẽ không săn chắc. Bổ sung cho gà ăn thịt, cá hoặc thức ăn chuyên dụng vào bữa trưa để gà phát triển cơ bắp tốt.
Chuồng trại: Chuồng gà không cần làm cầu kì, chỉ cần chuồng nhốt vào buổi tối và ban ngày nên nuôi thả để gà hoạt động sẽ có cơ thể săn chắc hơn, các bạn nên xây chuồng gà bằng gạch dùng để nhốt và có mái che chắn tốt để gà ở vào buổi tối, có các lỗ thoáng khí để chuồng trại được thoáng mát, chuồng được làm kín gió vào mùa đông và không bị hắt mưa vào mùa mưa.
Cách tỉa lông gà chọi
Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:
- Lông đầu thường được tỉa và hớt sát; để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá. Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.
- Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dày dạn chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực. Gà còn được tắm nghệ để teo mỡ.
- Lông tơ mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông. Cũng như dưới bụng gà cũng cần tỉa hớt. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê dễ dàng trong lúc lau rửa làm gà mát gà. Hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.
- Lông ngực thường được giữ nguyên không cắt tỉa.
Cách thức để huấn luyện gà chọi
Vần gà

Vần gà là cho gà tập đánh. Để một con gà chưa đánh nhau bao giờ có thể có thể lực tốt, kỹ năng tốt sẵn sàng chiến đấu với những con khác. Có thể dùng một con gà khác cả hai con cuốn chân. Có thể bịt mỏ cho đánh với nhau hoặc có thể vần cùng với người. Lần đầu bạn cho vần ít sau đó càng ngày càng tăng mức độ vần gà lên để gà tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Các chiêu thức vần gà sẽ được nói kỹ ở các bài viết cụ thể hơn.
Vào nghệ cho gà chọi
Vào nghệ cho gà chọi là dùng nghệ để làm cho gà được săn chắc, đỏ ửng. Thể hiện sự mạnh mẽ của gà và sức chịu đòn cao, dẻo dai hơn, cơ thể được giảm mỡ. Hỗn hợp nghệ, phèn chua, rượu và các loại thuốc thảo dược khác được ngâm hoặc nấu với nhau rồi lấy hốn hợp đó bôi khắp người gà không bôi vào các khớp đầu gối sẽ khiến chân gà cứng.
Om chườm cho gà
Ngoài ra còn có kỹ thuật om chườm cho gà là dùng khăn nóng nhúng vào nồi nước nóng đun với các loại lá như chè tươi, cau khô, ngải cứu, muối, nghệ rồi dùng khăn đó lau khắp người gà.
Với các kỹ thuật nuôi và huấn luyện trên, một chú gà mộc (gà chưa chinh chiến lần nào) sẽ có cơ thể khỏe mạnh đủ thể chất của một con gà chiến.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.