Cá chép giòn là lựa chọn ưu tiên của thực khách tại các nhà hàng, quán ăn bởi vị ngọt, giòn đặc trưng. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu dùng còn nhiều tiềm năng, kích thích nhiều hộ nông dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản. Thông tin cụ thể về mô hình nuôi cá trắm giòn sẽ được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây. Để cá chép giòn khi xuất bán thực sự đạt được độ giòn và chất lượng tương xứng với giá trị kinh tế, bà con không nên bỏ qua những kinh nghiệm quý báu được chia sẻ trong bài.
Yêu cầu về nơi nuôi cá
- Vị trí: Ao nuôi nên gần nhà để tiện quản lý chăm sóc. Vì đây là giống cá có giá trị kinh tế cao. Trường hợp không gần nhà, nên làm chòi gác. Ao gần đường đi lại, thuận tiện trong quá trình vận chuyển giống, thức ăn và xuất bán.
- Diện tích: Cá chép giòn có kích thước lớn. Vì thế diện tích ao nuôi tối thiểu phải từ 2.000 – 5.000m2. Ao đào sâu hơn 2m. Khoảng cách từ mặt nước cao nhất đến miệng ao cách ít nhất 40 – 50cm.
- Yêu cầu khi đào ao nuôi: Ao nuôi cá giòn nên đào gần nguồn nước sạch, đáp ứng quá trình thay nước thường xuyên. Cần tránh các mạch nước ngầm. Vì rất có thể chứa thành phần kim loại nặng độc hại cho cá mà khó nhận biết.
Ví dụ về một hộ dân nuôi cá chép giòn thành công
Hơn 5 năm qua, ông Lê Văn Dũng ở huyện Hồng Ngự đã đến xã An Phong, huyện Thanh Bình; tận dụng mặt nước sông Tiền đóng bè nuôi cá chép cho thu nhập cao. Ông Dũng cho biết: Sau khi học tập kinh nghiệm nuôi cá chép giòn ở tỉnh Hải Dương về. Ông quyết định đầu tư đóng bè (diện tích 1.200 m2) và mua 6.000 con cá chép giòn giống về. Sau đó thả ương nuôi dưới sông Tiền. Cá chép giòn được ông Dũng cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp. Sau 5 tháng nuôi, ông Dũng bổ sung thêm thức ăn cho cá là hạt đậu tằm để thịt cá chép có độ giòn cao…
Trong quá trình nuôi, ông Dũng thường xuyên giữ nguồn nước trong bè sạch sẽ, tránh bị ô nhiễm. Nhằm giúp cá tăng trưởng nhanh và đồng đều, hạn chế dịch bệnh tấn công. Sau hơn 8 tháng chăm sóc, ông Dũng cất bè và cho thu hoạch hơn 200 tấn cá chép giòn thương phẩm. Bán giá từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, thu trên 2 tỷ đồng… Tính trung bình, mỗi năm gia đình ông Lê Văn Dũng đã có nguồn thu nhập ổn định khoảng 2 tỷ đồng; từ nghề nuôi cá chép giòn trong bè. Ông Dũng hiện đang tiếp tục thả nuôi hàng ngàn con cá chép giòn, trong bè neo đậu dưới dòng sông Tiền. Địa điểm này thuộc thủy phận xã An Phong, huyện Thanh Bình.
Thông tin thêm về cách thả cá đúng kỹ thuật
Mật độ thả cá chép giòn trong lồng bè từ 0,5 – 0,7m2/con. Nếu nuôi trong ao đất, mật độ có thể duy trì từ 0,5 – 1 con/m2. Thả với mật độ quá cao sẽ khiến chúng tranh giành thức ăn, ảnh hưởng tới chất lượng và mẫu mã khi xuất bạn. Để tăng tỉ lệ sống sót, phòng trừ mầm bệnh và khả năng thích nghi. Trước khi thả xuống ao nuôi, cần tiến hành tắm cho cá theo một trong những cách sau:
- Cách 1: Muối pha loãng 2 – 3%, cho vào bể ngâm cá giống trong thời gian khoảng 5 – 10 phút.
- Cách 2: Sử dụng dung dịch thuốc tím với liều lượng 30 – 50g/m2 để tắm cho cá. Ngâm chúng trong khoảng 10 – 15 phút.
Hy vọng bài viết của chúng tôi hữu ích với bạn đọc.