Bệnh vi bào tử trùng đã được báo cáo ở tôm sú (P. monodon) được nuôi ở Thái Lan vào năm 2003. Tôm nuôi bị nhiễm vi khuẩn HPM thường có hội chứng chậm lớn và thường kèm theo nhiễm các tác nhân cơ hội như Vibrio, MBV, và HPV. Nhiều năm sau, vi bào tử này được xác định là Enterocytozoon heparopenaei (EHP) và được phân lập từ tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi ở các nước Đông Nam Á như Trung Quốc và Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Năm 2010, EHP được ghi nhận trên tôm sú nuôi bị hội chứng phân trắng (WFS) tại Việt Nam.
Bệnh tôm do vi bào tử gây ra được gọi bằng tiếng Anh là “tôm bông” hoặc “tôm sữa”. Vi bào tử là loại ký sinh nội bào bắt buộc có thể lây nhiễm cho tất cả các loài động vật bao gồm cả động vật có xương sống và động vật không xương sống. Các vi bào tử thực hiện sao chép trong tế bào chất của ống gan tụy bị nhiễm bệnh. Đây là bệnh mới nổi có ảnh hưởng lớn đến tôm thẻ chân trắng nuôi ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia.
Bệnh vi bào tử trùng trên tôm có đặc điểm gì?
Bệnh EHP trên tôm với các biểu hiện không rõ ràng. Khi tôm bị nhiễm bệnh tôm thường chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn. Tôm nuôi cỡ từ 90 – 100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt cỡ từ 4 – 5 gram/con.
Nguyên nhân tôm chậm lớn là do vi khuẩn EHP ký sinh trong tế bào gan tụy gây ra. Vi bào tử trùng này ký sinh trong nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong han tụy khiến tôm không có dinh dưỡng để tăng trưởng và lột xác.
Bệnh vi bào tử trùng có thể lây nhiễm từ con này sang con khác, hoặc có thể lây nhiễm từ các vật chủ trung gian.
Dấu hiệu bệnh lý
Tôm nuôi nhiễm EHP thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Khi tôm giống bị nhiễm EHP thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển tương đối bình thường. Nhưng sau khi tôm đạt trọng lượng 3-4g/con. Cũng như khối lượng tôm trong ao tăng dần thì tôm chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn. Dấu hiệu bênh lý điển hình của tôm nhiễm vi bào tử trùng là hiện tượng tôm chậm lớn. Và nhiều phần trên cơ thể chuyển sang màu trắng đục. Ao tôm bị bệnh có hiện tượng lệch size ở tôm nuôi. Trong giai đoạn đầu, tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột.
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng hội chứng phân trắng (WFS). Và sự phân size là những dấu hiệu bệnh lý chính của EHP. EHP chỉ gây nhiễm tế bào ống của gan tuỵ ở tôm và làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn của gan tuỵ tôm. EHP không gây chết trên tôm nuôi nhưng gây ra hiện tượng chậm lớn. Một số trường hợp nhiễm EHP có thể làm tôm nhạy cảm hơn đối với các bệnh nhiễm khuẩn như Vibrio spp. Từ đó dẫn đến hiện tượng tôm chết ở các ao nuôi nhiễm EHP. Kết quả kiểm tra mẫu gan tuỵ của tôm thẻ chân trắng dương tính với EHP ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế cho thấy ống gan tuỵ bị biến dạng; số lượng giọt dầu trong gan ít
Chuẩn đoán bệnh
Bệnh vi bào tử trùng trên tôm rất khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Do đó, bà con cần phải sử dụng biện pháp PCR để phát hiện bệnh trên tôm nhanh và chính xác nhất.
Hiện tại, có hai loại máy được sử dụng phổ biến nhằm phát hiện bệnh trên tôm chính xác và hiệu quả.
– Máy PCR cầm tay Pockit micro Plus (DNA/RNA)
– Máy PCR di động pockit Xpress
Đây là hai loại máy được sử dụng phổ biến đem lại kết quả nhanh nhất.
Khi sử dụng bà con có thể kết hợp với các kít sau đây:
– Kit IQ2000 EHP – Phát hiện bệnh vi bào tử trùng trên tôm..
– Kit IQPLus – Phát hiện vi bào tử trùng gây trên tôm.
– Kit IQREAL EHP – Phát hiện bệnh vi bào tử trùng trên tôm.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bà con có thêm kiến thức. Và chủ động phòng bệnh vi bào trên tôm hiệu quả nhất.