Chim cút, còn gọi là chim cay, là một tên gọi chung dùng cho một số chi chim có kích thước trung bình ở trong họ Trĩ (Phasianidae), hoặc trong họ Odontophoridae (chim cút Tân thế giới) cùng bộ. Các loài chim cút Tân thế giới không hề có quan hệ họ hàng gần, nhưng chúng cũng được gọi như là chim cút do bề ngoài và các hành vi tập tính khá giống với các loài chim cút Cựu thế giới. Chim cút là các loài chim nhỏ, thân mập mạp sống trên đất liền. Việc nuôi chim cút hiện nay rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số kỹ thuật nuôi chim cút quan trọng.
Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi chim cút
Trứng cút và thịt chim cút là loại thực phẩm bổ dưỡng rất được người Việt Nam ưa chuộng. Từ nhu cầu cao của người tiêu dùng, mô hình nuôi chim cút sinh sản đã và đang được nhân rộng trên toàn quốc, giúp nhiều gia đình cải thiện đời sống kinh tế và vươn lên làm giàu. Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi chim cút sao cho đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Yêu cầu làm chuồng trại chăn nuôi chim cút
Chim cút là loài dễ thích nghi, sức đề kháng mạnh, ít bệnh tật. Cùng đó, thịt chim cút giàu dinh dưỡng nên nhu cầu thị trường ít biến động, vì vậy, thu nhập từ việc nuôi chim cút rất ổn định. Chim cút vốn có nguồn gốc là chim hoang dã nên loài chim này có bản tính khá nhút nhát, dễ bị kích động bởi tiếng ồn. Vì vậy, chuồng chim cút nên đặt ở nơi yên tĩnh, có ít người lạ cũng như động vật qua lại.
Chuồng nuôi chim cút cần đảm bảo kích thước 1 x 0,5 x 0,2 (m) và thả nuôi với mật độ 20 – 25 con/chuồng. Nên làm chuồng nuôi chim cút bằng các vật liệu như: Gỗ, tre, thép để dễ dàng di chuyển và vệ sinh thường xuyên. Lưới ngăn (bao xung quanh) sử dụng lưới ô vuông có mắt lỗ 1 x 1 (cm).
Ðáy chuồng làm bằng mắt lưới ô vuông có kích thước 1 – 1,5 cm, đảm bảo cho chim cút di chuyển dễ dàng, thoải mái mà vẫn đủ để phân lọt và rơi xuống khay hứng bên dưới. Ngoài diện tích làm chuồng trại, người nuôi cần có một diện tích cho chim cút chơi và tìm kiếm thức ăn. Khu vực này có thể nuôi các loại côn trùng làm thức ăn cho cút như: Dế, ruồi lính đen, trùn quế…
Cần chú ý khi chọn con giống
Hiện, ở Việt Nam nuôi chủ yếu là chim cút Nhật Bản. Ðây là giống chim rất dễ nuôi, sức đề kháng mạnh, sinh sản tốt (đẻ 260 – 300 trứng/năm) trong thời gian dài. Con trống: Ở loài chim cút thì con trống nhỏ hơn con mái; nên chọn mua con giống 25 – 30 ngày tuổi và nặng khoảng 70 – 90 g/con.
Khi chọn giống cần chọn những chim nhanh nhẹn, không dị tật; lông mượt, da nhẵn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, lông ngực vàng hoặc vàng nâu và ngực nở. Con mái: Chọn con mái có trọng lượng >100 g, cổ nhỏ, lông mượt, lông ngực đốm trắng đen, xương chậu rộng sẽ đẻ tốt, hậu môn nở, đỏ hồng. Trong nuôi thả vườn, tỷ lệ cút mái và trống là 4:1.
Lựa chọn thức ăn phù hợp
Ngoài thức ăn chim cút tự kiếm, người nuôi có thể bổ sung thức ăn công nghiệp; và các loại ngũ cốc khác vào thức ăn như: Tấm, cám gạo, các loại đậu, kê, cao lương… và một số thức ăn thô xanh như các loại rau. Cho ăn các dạng thức ăn khác nhau theo từng độ tuổi của chim cút.
Chim cút dưới 10 ngày tuổi: Nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Chim cút 10 – 20 ngày tuổi: Trộn tấm và cám theo tỷ lệ 1:1. Chim cút trên 20 ngày tuổi: Có thể bổ sung thêm mồi tươi và rau vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Nên cho cút ăn khoảng 3 – 4 lần/ngày, cho ăn với số lượng ít, khi hết lại cho thêm. Không nên cho ăn quá nhiều khiến chim cút béo, làm giảm chất lượng thịt. Tỷ lệ thức ăn nên cân bằng ở mức: 4 bắp: 1 lúa: 1 cám. Ðồng thời bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và rau xanh.
Chuẩn bị kỹ vấn đề phòng và chữa bệnh
Chim cút có sức đề kháng tốt hơn các gia cầm khác như gà, vịt, ngan… Tuy nhiên, khi nuôi thả vườn, chim cút tiếp xúc với môi trường tự nhiên khá nhiều nên khả năng nhiễm bệnh cao. Vì vậy, người chăn nuôi chim cút cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh thật kỹ. Ngoài vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn định kỳ, rửa sạch máng ăn, máng uống; thu gom phân hàng ngày cần lưu ý thêm các vấn đề sau:
Tiêm vaccine phòng bệnh: Newcastle, tiêu chảy, bại liệt… và một số bệnh liên quan tới tiêu hóa. Cho uống nước rượu tỏi, men vi sinh khi cút còn nhỏ; (bắt đầu 3 – 5 ngày tuổi) để tăng cường sức đề kháng. Ðảm bảo thức ăn tươi, sạch và cho ăn ít một; tránh dư thừa khiến thức ăn bị ôi thiu, gây ngộ độc.
Khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt; có thể bổ sung kháng sinh và vitamin cho cút 3 – 5 ngày để tăng cường sức đề kháng và chống stress gây hại. Thường xuyên theo dõi cân cút để phòng và trị bệnh kịp thời; nhất là những bệnh thường gặp như: Ngộ độc thức ăn (Aflatoxin), suy dinh dưỡng, sưng mắt, tiêu chảy; và phân sáp, bệnh thương hàn, CRD, viêm ruột hoại tử…