Ngan nhà được thuần hóa đầu tiên là tại châu Mỹ thời kỳ Thời kỳ tiền Colombo bởi những người da đỏ dân bản địa ở đây từ những phân loài ngan hoang dã biết bay. Thịt ngan cũng được ưa chuộng hơn nếu so với phần lớn thịt từ các giống vịt nhà (có lẽ là hậu duệ đã thuần hóa của giống vịt cổ xanh) do nạc hơn, chứ không chứa nhiều mỡ giống như thịt vịt, độ nạc và mềm của thịt ngan cũng có thể so sánh với thịt bê. Quá trình nuôi ngan lại không đơn giản đặc biệt là giai đoạn ngan còn nhỏ. Vậy cần chăm sóc ngan con như thế nào? Các bạn hãy cùng rscheman xem bài viêt dưới đây.
Kỹ thuật nuôi ngan con
Ngan mái nặng khoảng 2–5 kg (5-10 pao), ngan trống nặng khoảng 5–8 kg (10-17 pao). Ngan thuần hóa có thể sinh sản tới 3 lần mỗi năm. Phân loại con đực, con cái ngay từ ngày đầu tiên, mở lỗ huyệt ra. Con trống sẽ xuất hiện mấu lồi nhô lên, đó là gai giao cấu của chúng, ở con cái, không có mấu lồi đó. Con mái phải có mào đỏ, thân hình thanh gọn, cân đối, bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông sáng, bóng áp sát vào thân, vùng xương chậu nở rộng.
Giai đoạn ngan 1 – 12 tuần tuổi có cường độ sinh trưởng rất cao nhưng cơ quan tiêu hóa lại phát triển chưa hoàn thiện, các enzym tiêu hóa tiết ra còn ít và hoạt tính chưa cao. Người nuôi cần chú ý đảm bảo cung cấp đủ nước uống và nhu cầu các chất dinh dưỡng.
Chọn con giống và chuồng nuôi phù hợp
Chọn ngan giống nở đúng ngày thứ 34 và 35 sau khi ấp. Ngan con khỏe mạnh ,nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống. Mật độ nuôi nhốt ngan lúc 1 tuần tuổi 20 – 25 con/m2, từ 2 tuần tuổi 10 – 12 con/m2 và trên 3 tuần tuổi cần 6 – 8 con/m2.
Chuồng nuôi: Trước khi đưa ngan vào nuôi, chuồng cần được vệ sinh, khử trùng bằng formalin (Formol) 0,05% và được quét vôi trước 3 – 5 ngày, cần được sưởi ấm 4 – 5 giờ. Nơi nuôi cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nhất thiết trong những ngày đầu phải quây ngan trong các quây cót có chiều cao 0,5 m, chiều dài 4,5 m. Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống.
Thức ăn và cách cho ngan con ăn
Sau khi thả vào quây, tối thiểu phải cho ngan uống nước 3 – 4 giờ mới bắt đầu cho ăn. Sau khi nở 12 – 18 giờ mới bắt đầu cho ăn, tạo điều kiện cho ngan con sử dụng hết chất dinh dưỡng còn lại trong túi lòng đỏ. Không nên cho ngan con ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh chất lượng cao ngay những giờ đầu tiên, chỉ nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cơm, bún dấp nước hay gạo tấm ngâm.
Trong giai đoạn ngan con, tốt nhất là sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên. Có thể sử dụng các loại thức ăn khác như thức ăn hỗn hợp dạng bột, thức ăn hỗn hợp đậm đặc trộn với cơm; hoặc trộn với các loại thức ăn giàu năng lượng dạng bột. Cũng có thể sử dụng các loại thức ăn truyền thống như cơm, tấm, ngô, thóc luộc; trộn với các loại thức ăn giàu protein sẵn có tại địa phương như tôm, tép, cua, ốc… Thức ăn có chất lượng tốt, không được ôi, mốc.
Trong 2 tuần tuổi đầu tiên cho ngan ăn hoàn toàn trong máng. Để giúp ngan phát triển đồng đều, từ tuần tuổi thứ 3, nên cho ngan ăn một phần trong máng; còn một phần rải trên nền xi măng hay một tấm nilon trải rộng trên sàn chuồng.
Cách chăm sóc ngan con từ 1-12 tuần tuổi
Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày, máng uống, máng ăn sạch sẽ, thay chất độn chuồng, thay nước sạch cho ngan uống và tắm. Từ tuần thứ 5 – 7, ngan mọc lông vai, lông cánh; nên xuất hiện bệnh mổ cắn lông do thiếu dinh dưỡng, rau xanh, nuôi chật, độ ẩm cao.
Do đó, cần chú ý chăm sóc nuôi dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật. Chú ý cho ngan vận động để tránh liệt chân. Hàng ngày quan sát theo dõi đàn ngan, phát hiện cách ly kịp thời những con ốm, phòng và trị kịp thời cho toàn đàn. Từ tuần thứ 12 cánh ngan mọc dài, ngan có thể bay cần xén cánh cho ngan mái. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho đàn ngan.